Page 60 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 60
thanh bổng, cứng (cương), sò' ]ẻ, cụ thể, khách quan, tuyệt đối, phân tích, giống đực,
vãn, lửa, sáng, sinh, bắt đẩu, hướng Đông...
Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ hẩu hết do giới bình dân tạo tác, vì vậy, khi nghiên cứu
các yếu tố âm-dương biểu hiện qua nội hàm kiến trúc đình chùa Nam Bộ, tấc giả đã dựa
trên các liên tường trên của chính người tạo tác để phân tích (Xem hình 2.11), nó không
là thuyết âm-dương cùa triết học Trung Hoa với nhiều nội dung sâu sắc.
ỉ lình 2.11. Sự hình thành nhận thức âm dương. [Nguồn: 58]
b) Quan điểm “tam tài - ngũ hành” qua nhận thức của người (lân Nam Bộ thể hiện
trong kiến trúc đình, chùa:
Tương tự như âm-dương, đối vói người bình dân Nam Bộ, ít chữ. “Dịch kinh” hay
“Dịch truyện” không tiếp cận dược họ bời rào cản “chữ nghía” (Ngay người “nhiểu chữ”
còn chưa am tường hết lý luận của Chu Dịch, huống hồ là người “ít chữ” như phần lớn
lưu dân), do đó, rất có thể họ cũng chẳng am tường ba “hào” cùa quẻ Dịch hay ba “tầng
vũ trụ” cùa Tam Tài hoặc “Vô Cực đổ” của Trần Đoàn... Cũng vói liên tường qua ký ức,
người bình dân Nam Bộ trước đây (Giữa thế kỷ XX trờ vể trước), họ hiểu “tam tài - ngũ
hành” theo ý nghĩa đữn giản như sau:
+ Tam tài: Là Thiên-Địa-Nhân và các khái niệm “bộ ba” có mối quan hê qua lại lẫn
nhau, lê thuộc nhau để tồn tại tương tự như mối quan hệ của ba yếu tô' gốc Thiên, địa.
nhân. Đơn cử như: cha-mẹ-con, nuớc-cây-đất, lửa-đất-kim loại, tự nhiên-kiến trúc-con
người, quá khứ-hiện tại-tuơng lai..., không phân biệt yếu tố không gian và thời gian, cụ
thể hay trừu tượng trong các mối quan hệ.
+ Ngũ hành: Là Kim-mộc-thủy-hỏa-thổ và các khái niệm “bộ năm” kết hợp từ hai
“bộ ba” có cùng một yếu tố chung và cùng loại hình. Đơn cử như: nước-cây-đất và lửa-
đất-kim loại hợp thành nước-cây-đất-Iửa-kim loại (tức Ngũ hành: thủy, mộc, thổ, hòa,
61