Page 170 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 170
các công trình nehê thuật kiến trúc tiêu biểu một thời của vãn hóa Đại Nam (nửa đấu thế
kỷ XIX về trước) như chùa Khải Tường, chùa Từ Ân,... (Xem chương I), rất ít di vật cũ
được may mắn sót lại (tiêu biểu như tượng A-di-đà chùa Khải Tường - tại Viện bào tàng
Lịch sử Sài Gòn). Những chi tiết nghệ thuật trong kiến trúc đình và chùa, nhất là các
đình, chùa có niên đại trên 100 năm, là các di vật rất quí hiếm, nó góp phần làm tăng giá
trị nghệ thuật vốn cộ của di sản kiến trúc đình, chùa. Như vậy, không chỉ các giá trị nghệ
thuật kiến trúc trong đình, chùa tất yếu phải được bảo tồn, mà còn phải chú trọng bảo
tổn cà các chi tiết nghệ thuật, dù rất nhỏ, mang dấu ấn lịch sử.
Định hướng cho công tác bảo tồn trong việc gìn giữ di sản nghệ thuật của kiến trúc
đình, chùa, tốt nhất là bảo tổn nguyên trạng (tất nhiên) các giá trị di sản nghệ thuật,
không “can thiệp” vào nó dù chỉ là di dời. Đối với di sản nghệ thuật, bảo tổn chỉ nên là
bảo quản là chủ yếu, mọi sự thay đổi ngay cả bổ sung bất cứ một bộ phận chi tiết nào đã
bị mất, dù rất nhỏ, dều có khả năng ảnh hường đến giá trị nghệ thuật của di sản, bời vì:
“Đối với di vật và di lích, quan niệm lịch sử hiện đụi và bào tàng học hiện đụi đưa ra
đòi liòi có tính chất xuyên suốt nhất là giữ clio được tính nguyên gốc. Tức lá di tích phái
dược chuyển trao cho cúc thế hệ mui sau à dạng chứng tích [28], Di sản nghệ thuật có
“tuổi” càng cao, càng nên đặc biệt thận trọng trong việc bảo tổn. Đối với di sản nghê
thuật kiến Irúc gỗ, trải qua lâu đời, thường bị mối mọt, rêu phong phá hoại, biến dạng,
mục nát... vượt giới hạn của bảo quản, cẩn tu sửa. Trong tu sừa chỉ nên là cứu chữa nhằm
kéo dài tuổi thọ của nó ở dạng nguyên trạng tối đa.
Đặc biệt trong kiến trúc đình và chùa, về phương diện nghệ thuật, ngoài bản thân di
tích kiến trúc, ý nghĩa nghệ thuật còn biểu hiện qua phong cách và nội dung thờ tự. Đối
với đình, chùa Nam Bộ vào các thế kỷ XVII, XVIII, XIX, phần lớn do chính các lưu dân
Việt - Hoa lạo nên, phần nhiẻu họ là các nông dân ít chữ; hầu hết không “thuộc” kinh
Phật, không biết tụng kinh kể cà am tường lai lịch các vị Thần Hoàng hoặc Bồ Tát được
thờ tự. Họ đến dinh, chùa là đến với nơi thờ tự “ơn trên” thuần tín ngưỡng đế cẩu phúc,
cẩu sự an bình trong xã hội nhiễu nhương đầy biến động. Song song với mục đích trên,
chính cái “trực quan sinh động” của không gian thờ tự, nhất là hệ thống tượng thờ trong
đình chùa dã “giáo dục” đạo đức cho chính họ và con cháu họ những điều cơ bản nhất
trong phương cách sống. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện trước tiên qua
nội dung ưu tiên trong không gian thờ tự: Một tổ đường (Nơi thồ các sư tăng có công
khai sáng và gìn giữ ngôi chùa) rộng rãi uy nghicm nhất trong nội tự; một tiền đường thờ
Tiền hiển, Hậu hiển (các vị có cóng khai khẩn và đặt thể chế cho một làng) khang trang
bề thế nhất trong nội đình; lạy Tổ trước lạy Phật, bái Hiển trước bái Thẩn... đều hàm
chứa ý nghĩa của đạo lý “nhớ nguồn” này. Tinh thần quên mình vì cộng đồng, vị tha bác
ái với nhân sinh, cứu giúp người khốn khổ, dù đó là các tội đổ..., thể hiện qua hai hình
tượng Quan Âm và Địa Tạng, được tồn trí (đặt trang trọng) ờ vị trí đặc biệt hai bên Phật
điện. Loạt tượng Thập Điện Diêm Vương “giáo dục trực tiếp về lẽ sống, cảnh tỉnh kịp
171