Page 167 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 167

tiết mặt đứng, chi tiết nội  thất và bô cục cảnh quan xung quanh di tích ấy, di  nhiên trên
           cơ sở khoa học bảo tổn.
              Kế đến,  trong  thiết kế Irùng  tu di  tích,  ngoài  các  công tác  chính  nhu lập dự án,  lập
           bản thiết kế...  theo đúng kỹ  thuật  trùng tu;  định  hướng cho khâu chuẩn bị  kỹ  thuật  này
           là:  Trong dự án thiết kế luôn tuân thủ các giải pháp thích  nghi di sản và hoàn cảnh  lịch
           sử mang dấu  ấn  thời  đại  cùa  giai  đoạn  xuất hiện  di  tích,  nhất  là điều  kiện  kỹ  thuật  và
           chất liệu xây dựng. Đặc  biệt dối với  các di  tích  kiến trúc  phức hợp với  nhiều “lớp” xây
           dựng ờ nhiều thời diểm lịch sử khác nhau, trong trường hợp này, hoàn cảnh lịch sử trong
           từng  giai  đoạn  xuất  hiện  của  từng  “lớp”  xây  dựng  nên  được  đặc  biệt  coi  trọng  trong
           nghiên cứu  thiết  kế trùng tu.  Tính  chính  xác  lịch  sử là diều  rất quan  trọng  và cần  thiết
           trong mọi công tác bào tổn.  Minh chứng thực  tế cho thấy  kiến trúc đình,  chùa Nam Bộ
           đa  phần  là cấu  trúc  gỗ  (thường  là danh  mộc  rất  “già”)  xuất  hiện  vào các  thế kỷ  trước
           (XVIII, XIX, XX), và thường làm bằng thủ công, do đó, “đối với kiến trúc dân gian Việt
           Nam, việc áp (lụng phương pliáp khôi phục theo mẫu tương tự (anaìog) là điêu đáng cán
           nhắc, bởi kiến trúc này ít lăm tlieo klinôn mẩu" [28], Đối với di tích kiến trúc đình, chùa
           Nam  Bộ,  các  hoàn  cảnh  lịch  sử chủ  yếu  của  từng  giai  đoạn  đã  được  nêu  khái  quát  ờ
           chương  1  của cuốn sách  này, dó là cơ sở cho các  nghiên cứu chi tiết hơn  trong  thực  tế
           công tác bảo tồn.
             Sau cùng, là việc  thi công trùng tu, bên cạnh việc tuân thủ chính xác các bản vẽ thiết
           kế kỹ  thuật và  bản  vẽ thi cỏng,  để  đảm  bảo tính nguyên  gốc  của hiện  trạng  so  với  các
           yếu tỏ' mới,  định  hướng  là:  Trong  mọi  tình huống nên đảm  bảo tối  đa tính nguyên  gốc
           của di  tích,  như vậy, nếu  như thực  tế công tác  trùng  tu,  khi  “va  chạm” vào thực  thể  di
           tích, có “phát sinh” những sự cố khỏng lường trước được so với khảo sát ban đđu và bắt
           buộc  phải  chuyển  sang  khôi  phục  từng  phán  di  tích.  Trong  tình  huống  này,  ngoài  việc
           “chì được làm hết sức thận trọng trên cấc cơsâkhoa học khách quan vả... cần biết điểm
           dừng"  [28], công tấc  trùng  tu phải đảm  bảo, không được  thay đổi cấu trúc không  gian,
           hình khối kiến trúc, bô' cục [ổng thể... dù ở một chi tiết rất nhỏ. Bời lẽ, nội hàm hay bán
           chất  kiến  trúc  hoặc  giá  trị  phi  vật thể,  được  biết  đến  qua  sự tồn  tại  của các  yếu  tô  bộ
           phận và chi tiết (xem 3.2). Cấu trúc hình thức bị phá vỡ đổng nghĩa với việc mất dần giá
           trị vãn hoá phi vật thể của di tích.
             4.1.2.  Văn hóa phi vật thể trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ

             4.1.2.1.  Gìn giữ di sản tình thần và truyền thống
             Đối  với  di  sản kiến  trúc,  đôi  lúc,  trong  công  tác  bảo  tồn  có  sự nhầm  lẫn,  một  số ít
           “chuyên gia” chỉ xem nó là di sản vật thể, mọi khoa học bảo tổn, chủ yếu, giành cho giá
           trị  vật thể cùa di sản;  giá trị  phi vật thể hàm chứa trong nó ít dược hoặc không được chú
           trọng. Đây là thiếu sót cần củng cố và bổ sung kịp thời trong công tác bảo tồn mà cuốn
           sách này muốn dề cập tới.
           168
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172