Page 169 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 169

Dân gian đã tạo tác ra kiến trúc  (dù là kiến trúc cung đình  hay tín ngưỡng  tón giáo)
           bằng chính văn hóa của mình - văn hóa dân gian,  trong tiềm thức nội tại mổi người  thợ
           luôn tồn tại một tính cách dân tộc mang đặc thù xã hội mà vãn hóa dân gian đã hun đúc
           nên họ.  Cái  vô thức  ẩn tàng ấy được “bộc  bạch”, cũng vô thức,  vào trong các  tác phẩm
           nghệ thuật của mình, tạo thành các nét vãn hóa dân gian trong lòng kiến trúc, thõng qua
           một hộ thống hoàn chỉnh gồm các ký hiệu và biểu tượng mang giá trị vật thể. Đó chính
           là các di sản vãn hóa phi vật thể cần được gìn giữ cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
             Di  tích kiến  trúc đình chùa Nam  Bộ, “với tư cách lủ một tr ong những yếu  tố thượng
           tầng, so  với các ngành  nghệ thuật khác”  [26],  thực  tế đã gắn  liền với  các  nghê  nhân  -
           những người  thợ thủ công của dân  gian qua từng thời kỳ  lịch  sử.  "Tinh  chất xuất xứ từ
           tầng lớp nhân dán lao động đã tạo ra một hiện  thực là có sự thâm nhập của các quan
           điểm  thẩm  mỹ cùa  nhân  dân  vào  các công trình  kiến  trúc mà  các  quan  điềm  như th ế
           được biểu hiện ra hình dạng bên ngoài của các tòa nhà thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ
           thể' [26], Như vậy, các yếu tố lịch sử, các quan điểm thẩm mỹ, các nhận thức dân gian,
           các quan hệ kinh tế xã hội v.v... thuộc thời đại của di tích đều hoàn toàn có khả năng tồn
           tại  trong  di  tích;  văn  hóa dân  gian  đã  được  hàm  chứa  trong  di  tích  kiến  trúc  như một
           mạch sống nội tại cùa nó, để nó trờ thành nguồn tư liệu lịch sử chính xác, khách quan.
             Vì  thế,  định  hướng  dối  với  công  tác  bảo  tồn  trong  việc  gìn  giữ di  sản  vãn  hóa dân
           gian là, dù phải thực hiện bảo tồn bẳng bất kỳ phương pháp nào, các giá trị vãn hóa dân
           gian đều phải  đảm  bảo nguyên  gốc  (Ví dụ các  chi tiết kiến trúc hoặc  vật liệu  dân  gian
           biểu trưng cho quan điểm thẩm mỹ hoặc kỹ thuật xây dựng dân gian thuộc thời đại  của
           di  tích  như:  Cái  đẹp kiểu  dăng  đối,  tạo  tác  bằng  thù  công,  sử dụng  hồ  ô-dước,  sơn  ta
           v.v...); đặc biệt nên tôn trọng các đặc thù vãn hoá từng vùng.
             4.1.2.3. Gìn giữ di sản nghệ thuật
             Ngoài sự phản ánh văn hóa văn minh qua từng thòi kỳ, mỏi công trình kiến trúc đình,
           chùa Nam Bộ còn tiềm tàng trong nó các giá trị  nghệ thuật nhất định  và giữ một vai trò
           quan trọng trong kho tàng văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Mỗi cây cột, mỗi  tảng đá, mỗi
           pho tượng, mỗi hoành phi  - câu đối v.v... tất cả các  vật thể vô tri  ấy dã được “phả” vào
           môt “chất sống”, một đặc tính để tồn tại, dó chính là các giá trị nghệ thuật dân gian. Một
           thế giới  trang  nhã,  thanh  khiết,  nhờ vậy,  đã thực  sự hiện  hữu  trong  lòng kiến  trúc  qua
           nghệ thuật tạo hình. Từ đó cho thấy nghệ thuật kiến trúc, viên cảnh, trang trí, điêu khắc
           v.v...  trong  đình,  chùa qua  từng  giai  đoạn  lịch  sử dã “thấm”  sâu  vào  lòng  người,  chắc
           chắn không phãi chỉ nhò có triết lý hay niềm tin tín ngưỡng tôn giáo, mà còn có sự đóng
           góp tích cực, trực tiếp của nghệ thuật tạo hình.
             Ngày nay, trải qua bao nghiệt ngã của lịch sử với quá nhiều biến động trong hom 300
           năm khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất Nam Bộ; chúng dã cướp đi gẩn như trọn
           vẹn các công trình kiến trúc đình, chùa được kiến tạo trước thời Nguyễn, mất đi hầu hết

           170
   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174