Page 173 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 173

4.2.2.3.  Phương pháp trùng lu toàn bộ
              Với  phương pháp trùng tu toàn bộ "có thể áp dụng cho toàn  bộ di tích nói chung cũng
            như cho rừng bộ phận cơ bán nào đó của di tích, khi mù việc phục hồi toàn bộ vì một lý
            do nào đó đã trở nên cẩn thiết” [26].  Phương pháp này dễ tạo nên cái gọi ]à “đổ giả” mỏ
            phỏng các kiểu phong cách. Nó chỉ nên thực hiện rất hạn chế đối với trường hợp rất đặc
            biệt, ngoại lệ.
              Như vậy chọn phương pháp bảo tồn là rất quan  trọng, nó quyết định cho việc tồn  tại
            các giá trị văn hóa, nhất là giá trị nội hàm  truyền thống  mang đậm dấu  ấn bản  sắc  vãn
            hóa Việt Nam mà các phần trên đã trình bày.
            4.3.  CHÍNH  SÁCH,  BIỆN  PHÁP  QUẢN  LÝ,  TU  B ổ   VÀ  HOẠT  ĐỘNG  CỦA
               ĐÌNH CHÙA

              4.3.1. Chính sách đối vói kiến trúc đình chùa
              Trong nguyên tắc chung, Nhà nước các cấp bảo vệ mọi công trình kiến trúc xây dựng
            hợp pháp của nhân dân, trong đó có kiến trúc đình và chùa. Tuy nhiên, riêng đối với kiến
            trúc  đình-chùa,  trong  bản  thân  nó  thường  mang  một  giá  trị  văn  hóa  nhất  định,  cẩn  có
            một chính  sách  riêng dựa trên  đặc  thù phát triển  văn  hóa từng vùng.  Đặc biệt vị trí của
            nó trong quy hoạch, nhất là quy hoạch tổng thể đô thị và quy hoạch chi tiết khu dân cư
            cần được xác định cụ thể, làm cơ sờ định dạng không gian văn hóa xã hội dô thị.
              Đối  với  từng công trình kiến trúc  đình, chùa riêng lẻ, nhất là các kiến trúc có giá trị
            văn hóa cao, cẩn có chính sách khuyến khích gìn  giữ và bảo tồn hợp lý theo từng mức
            độ,  dựa  trên  nguyên  tắc  “Nhà nước  và  nhân  dân  cùng  làm”.  Đặc  biệt đối  với  các  kiến
            trúc đã được công nhận là di tích vãn hóa kiến trúc, mọi chính sách bảo tổn cần dược “tế
            nhị" vận dụng nhằm đạt hiệu quà bảo tồn cao nhất.
              4.3.2. Biện pháp quản lý, tu bổ
              Xét  về mặt xã hội,  đình chùa là các bộ  phận không gian mang tính cộng đồng trong
            tổ chức  khu  dân  cư,  vì  vậy chúng  gắn  liển với  hệ  thống  hành  chính  dân  cư và chịu  sự
            quản  lý  gián  tiếp của  tổ chức cơ sở này.  Ngoài  ra,  với  chức  nãng  tín ngưỡng  tôn  giáo
            đình chùa còn được quản lý trực tiếp bởi các tổ chức tự quản của nhân dân (Ban hộ đình,
            Ban hộ tự)  hoặc của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.  Do vậy, mọi  biện pháp quản lý hay
            kế hoạch tu bổ đối  với các di  tích văn hóa kiến trúc đinh, chùa cần được thống nhất cao
            giữa  Nhà  nước  và  tổ  chức  nhân  dân  ấy,  dựa  trên  nén  tảng  pháp  luật  hiện  hành  và  rất
            mểm  dẻo.  Tùy  theo qui  mô,  tính chất  và đặc  diểm của từng công  trình  kiến trúc  đình,
            chùa mà hoạch định các biên pháp quản lý và tu bổ cụ thể. Nhưng tất cả mọi  biện pháp
            quản lý và tu bổ phải nằm  trong khuôn khổ Hiến Pháp và Pháp Luật Việt Nam. Có như
            vậy, các giá trị vãn hóa truyền thống mới có thể được bảo tổn và tu bổ đúng mức.

            174
   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178