Page 175 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 175

hợp  lý  cũng  là  mấu  chốt  quan  trọng  cho  sự tổn  tại  các  giá  trị  di  tích.  Các  biện  pháp
            quản lý di tích kết hợp giữa cơ quan chức năng chuyên môn và người trực tiếp sử dụng
            di tích cũng cẩn được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên cơ sở lợi ích cộng đồng và lợi  ích
            quốc gia, trước khi áp dụng.
              Ngoài ra, mờ rộng phạm vi giá trị văn hóa kiến trúc ra cộng đổng dân cư thành không
            gian văn hóa bên cạnh không gian cư trú, kết hợp giữa bản sắc truyền thống với nhu cầu
            đương đại, giữa giá trị sử dụng của di tích văn hóa kiến trúc với hoạt động thực tiễn... là
            rất cẩn thiết.
              Việc  duy  tu  và  bi’io quản di  tích  là trách  nhiệm chung của toàn dân, của Nhà  Nước;
           trong đó,  người  trực  tiếp  sử dụng  và  nhóm  người  được  giao  phó  quản  lý  là  những  dại
           biểu dại diện cho Nhà Nước và nhân dân trong công tác duy tu bào tồn.
              Bao chặng đường lịch sử đã đi qua, người dân Nam Bộ còn lại những gì trong thực  tế
            và ký ức, làm hành trang tiến bước vào thiên niên kỷ mới? Cái  gì  sẽ là “nội lực”, là “lá
            chắn” bảo vệ bản sắc Việt Nam? Đó là những suy tư của bao người dân Việt khi đối đầu
            với một thực tế trước mắt là phải “hội nhập” vào công đổng quốc tế, phải tiếp thu nhiều
            thành tựu  vãn minh, khoa học, vãn hóa hiện dại cùa các nước tiến bộ. Trước thực tế ấy,
            những ưu tư cùa nhân dân  Việt Nam hoàn toàn dúng, một nguy cơ “hòa tan” rất có thể
            xảy ra nếu  như trong mỗi người dân Việt không tự chủ bảo vệ chính mình, bảo vệ  văn
           hóa truyền thống của ông cha.
              Ngay sau thời kỳ mở cửa, trước những vật chất hiện đại nước ngoài vừa du nhập đến,
           chúng như những “làn gió mát” xoa dịu nỗi cơ cực, thiếu thốn sau những tháng ngày xây
           dựng  và củng  cố đất  nuớc  trong  ihời  hậu chiến;  một bộ phạn không  nhỏ  người  dân  đã
           nảy  sinh  tư tường “vọng ngoại  tuyệt dối”,  tư tuờng  này cho đến nay  vẫn còn.  Họ quay
           lưng lại  với quá khứ và  văn hóa truyền thống đã từng được Tổ tiên Việt Nam dày công
            vun bồi qua hàng ngàn năm với bao mất mát, hy sinh. Đầu óc “sính ngoại” đã thành căn
           bệnh phổ biến trong một sô' người dân Việt đương thời. Sau hơn  15 năm đổi mới và phái
            triển,  nhìn chung,  nhu cầu  vật chất  tối  thiểu cùa dại  đa  số nhàn  dân  đã  được  đáp  ứng,
            nhiều công nghệ tiên tiến đã được cập nhật, nhiều nét dẹp văn hóa vãn minh hiện đại đã
           được du nhậpũ Nhưng trong hàng loạt những cái mới ấy, một bộ phận không nhỏ người
            Việt dã tiếp thu một cách vội vã thòng qua hình thức hỗn dung và tiếp biến, ít có sự sáng
           tạo, nâng cao trong biểu hiện. Chính vì vậy, trong lĩnh vực kiến trúc, rất nhiều hình thức
           công  trình  mang dáng  vấp hiện đại,  lạ mắt,  nguy  nga,  hào nhoáng...  đã được  “hội” tụ,
           nhưng  phần  lớn  chúng  chưa  “nhập”  vào  lòng  người,  chưa  “nhập”  vào  ký  ức  vãn  hóa
           truyền  thống  của đại  đa  số người  dân  Việt Nam.  Đây  là lo  lắng  chung  của mọi  người
            Việt Nam  trong  thời  kỳ đổi  mới.  Một chủ trương dúng dắn được  Nhà nước đưa  ra như
           một phương  châm  hành động  trong thời kỳ mỏ cửa,  đó là “xây  dựng  và  phát triển  nền
            văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

            176
   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180