Page 177 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 177
người dân Nam Bộ, nó không phải là một biêu hiện văn hóa nhất thời mà có mối liên hệ
láu dài xuyên suốt quá trình lịch sử Nam Bộ.
Đối với kiến trúc đình chùa Nam Bộ, truyền thống và bản sắc văn hóa Nam Bộ hiện
hữu qua kiến (rúc không đơn thuần là các hình thức cổ xưa đưực giữ lại hoặc công trình
xây dựng hiện đại tái hiện lại các hình thức kiến trúc cổ. Thực thể cùa truyền thống văn
hóa và bàn sắc văn hóa tồn tại trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ chính là các nội hàm
văn hóa (như chương 3 dã trình bày) tiềm tàng thông qua ý nghĩa hình thức của chúng.
Các truyền thống văn hóa và bản sắc văn hóa ấy khỏng nhất thiết phải thay đổi theo thời
gian như các hình thức vật chất khác, mà nó chi có khả năng biến dổi đôi chút nhằm phù
hợp với xu hướng tiến bộ chung cùa toàn dân tộc.
c) Định hướng thiết k ế công trình kiến trúc vừa mang tính hiện đại vừa mang tính
truyền thông vãn hóa Nam Bộ
Các kiểu kiến trúc kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, dù rất hiện đại, nếu như nội hàm nó
tiềm tàng truyền thống văn hóa Nam Bộ, thì công trình kiến trúc ấy đù tiêu biểu cho
kiến trúc Nam Bộ trong thời đại mới. Mọi kiến trúc mang hình thức “phục cổ” không
phải là cái cần tìm trong xu hướng kiến trúc “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Kiến trúc với hình thức hiện đại nhưng trong nó hàm chứa một nội hàm truyền thống
(như chirơng 3 đã trình bày) nhằm giao cảm với trái tim và tâm hồn của mỗi con người
Việt Nam, chính là định hướng thiết kế cơ bản cho các công trình kiến trúc đình, chùa
Nam Bộ nếu cẩn xây dựng mới, để nó vừa mang tính hiện đại vừa mang tính truyền
thống vãn hóa Nam Bộ. Đặc biệt cần chú trọng đến dặc thù văn hóa địa phuơng từng
nơi. Đó cũng là khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo văn hóa kiến trúc tại Nam Bộ trong
thời dại mới.
d) Định hướng bảo tổn cóng trình kiến trúc cổ mang yếu tố truyền thống ván hóa
Nam Bộ
Trong bào tồn di tích kiến trúc, nhất là di tích kiến trúc đình, chùa tại Nam Bộ, cần
thiết phải chú trọng cùng lúc cả hai giá trị “vật thể và phi vật thể” “hiện hữu và tiềm
tàng” trong di tích kiến trúc đình, chùa tại dây; chú trọng chính bản thân công trình và
cả cảnh trí chung quanh. Tốt nhất, cần giữ nguyên các giá trị gốc, chỉ can thiệp khi rất
cần thiết. Bảo tổn di tích kiến trúc đình, chùa Nam Bộ tốt nhất chỉ nên là bảo quản nhằm
tạo sức sống cho công trình, mọi thay dổi dù rất nhỏ (nhu di dời) đều có khả năng ảnh
hưởng đến giá trị chung cùa di tích, nhất là giá trị phi vật thể.
4.4.2. Kiến nghị
- Đối với công tác quản lý, bào tồn kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, nên chú trọng hom
tính chất văn hóa truyền thống Nam Bộ, cụ thể là văn hóa “trọng tình”, vào nội dung
178