Page 171 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 171

thời những ai có tù ỷ, khuyên khích mọi thiện tám đ ềxữ  hội ngùy cù/ig trong sạcli, cao
            đẹp”  [65],  Hoặc  đức  tính  cán cù  lao động  vì  lợi  ích  mọi  người  quên đi  bản  thân  mình,
            thể hiện qua hình tượng Giám Trai  (Tức Lục Tổ Huệ Năng) v.v... Tất cả nhằm  thê  hiện
            triết lý  sống rất bình dị,  nghệ  thuật  sống đặc  trung mang  ý nghĩa hòa đồng,  bình  đẳng,
            thực  dụng,  hy  sinh cho mọi  người...  ,  phảng phất dấu  ấn cùa một xã hội  cộng cư trong
            buổi  dầu  khai  hoang  lập ấp.  Chính  nghệ thuật tiềm  ẩn  ấy cũng  là  những  di  sản phi vật
            thể cần được  giữ gìn. Tiếc  rằng  ngày nay  nghệ  thuật tiềm ẩn  ấy không duợc chú  trọng
            nhiều  trong công  tác  bảo tổn.  Thay  đổi  vị  trí tượng  thờ trong chùa,  thay đổi  từng  phần
            không gian thờ tự trong đình, “rút bớt” hệ  thống tượng thờ (đối  với đình chùa cổ), v.v...
            là hiện tượng khá phổ biến hiện nay dối với hầu hết di tích kiến trúc đình, chùa Nam Bộ;
            Iheo đó giá trị  nghệ thuật phi vật thể tiểm  ẩn  cũng mất dần theo năm tháng. Cần  nhanh
            chóng khắc phục hậu quả trên và chú trọng nhiều hơn đến các giá trị nghệ thuật tiềm ẩn
            mang tính văn hóa trong bào tồn.
            4.2.  PHÁT  HUY  BẢN  SẮC  VÃN  HÓA  KIÊN  TRÚC  ĐÌNH,  CHÙA  NAM  BỘ
               NGÀY NAY QUA CÔNG TÁC BẢO TỔN

              4.2.1.   Bảo tồn văn hóa kiến trúc đình chùa Nam Bộ - góp phần phát huy bản sác
            văn hóa kiến trúc Việt Nam
              Bản sắc văn hóa Việt Nam, bao gồm các nội dung truyền thống đặc trưng của dân tộc
            Việt được  lưu  truyền như mạch  sống  xuyên  suốt qua nhiều  thế hệ  và nó  còn  khả năng
            tiếp tục  được duy  trì cho nhiều  thế hệ  tương  lai.  Mặc  dù có một vài sự điều chỉnh  nhỏ
            nhằm  phù  hợp  theo  xu  thế mới,  nhưng  nhìn  chung,  các  đặc  tính  cùa  bản  sắc  vãn  hóa
            truyền thống vẫn tương đối ổn định.
              Đối với văn hóa kiến trúc, cũng là bộ phận không thể tách rời cùa văn hóa Việt Nam.
            Như các  phẩn  trên đã trình bày, các  nội  hàm của nó  cũng rất  ít biến đổi.  Các  nội  hàm
            này  đã  được  xác  định  trong  chương  3,  đó  chính  là  các  truyền  thống  tốt  dẹp:  Truyén
            ihống  văn  hóa  trọng  tình,  truyền  thống  tích  hợp  văn  hóa,  truyền  thống  cách  tân...;  đó
            cũng chính là một phẩn của bản  sắc văn  hóa Việt Nam được hàm  chứa trong kiến  trúc
            đình, chùa.
              Bảo tổn văn hóa kiến trúc, chính là bảo vệ các  giá trị mà bản thân nó hàm chứa,  lừ
            giá trị  vật thể đến giá trị  phi  vật  thể.  Việc bảo tồn nguyên trạng các di  tích vể  mặt vật
            thể  là  việc  cẩn  làm  nhằm  giữ gìn  tốt  nhất cấc  giá  trị  vậi  thể  mà  kiến  trúc  đình  chùa
            mang  lại. Tuy  nhiên, đối với các di  tích kiến trúc,  ngoài các giá  trị  vật thể còn có các
            giá  trị  phi  vật thể  hàm  chứa  trong  bàn  thân  từng công  trình,  các  giá  trị  này  cũng cấn
            dirợc chú ý bảo tồn. Một khi các giá trị kiến trúc được bảo tồn đúng mức thì các giá trị
            vãn hóa truyền thống - một phần bản sắc văn hóa Việt Nam, cũng đồng thời còn tồn tại
            và được phát huy.

            172
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176