Page 165 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 165

Đổi  mới  là một  bức xúc  trong hoàn cảnh xă hội Nam  Bộ  trước đây,  nhưng đa phần
           các  đổi  mới  khổng đoạn  tuyệt  với  quá  khứ mà  là sự cách  tân  trên cơ sở  hiện  hữu.  VI
           vậy, khung cảnh của một xã hội mới vẫn còn tồn tại khá nhiều yếu tố mang tính truyền
           thống như một tiếp nối có hậu.  Chính vì vậy, địa điểm xây dựng di  tích vẫn phải dược
           gìn giữ, mặc dù  khung cảnh  xung quanh  nó đã có nhiều thay đổi.  Điều này  hoàn toàn
           phù  hợp với Điều  7 của  Hiến chương  Venice:  “Di tích  không thể tách rời kliỏi lịch  sử
           mù  nó  là  nhân  chứng  vù  kliông  thể tách  rời  lchỏi'khung  cảnh  mà  nó  ra  đời."  (A
           monument is  inseparable from   the  history to  which  it witness and from   the  setting in
           which it occurs)  [27].
             Mặt khác, dựa trên đặc điểm văn hoá lịch sử (như mục 3.1.1.1) dã trình bày ờ trên, vị
           trí dinh chùa trong tổng thê  làng xã trước đây tại  Nam Bộ đã có sự hợp lý tương đối đối
           vói  truyền  thống  văn  hoá  Việt  Nam.  Trong  khung  cảnh  mới  ngày  nay,  khi  mà  truyền
           thống  văn  hoá  vẫn  còn  tổn  tại  đương  nhiên  trong  điều kiện  Việt  Nam  thì  vị  trí di  tích
           kiến  trúc đình, chùa vẫn có giá  trị của nó, nó cần được giữ gìn, “việc dịch chuyển toàn
           bộ hoặc một phần của di tích  lù  kliông được phép" (The moving or all or a monument
           cannot be allowed) [27],
             4.1.1.2. Bảo tồn cảnh quan (JtlSO di tích kiến trúc đình, chùa
             Theo Điều  1  Hiến chương Venice: “Khái niệm di tích lịch sử klìông ch! bao gồm công
           trình  kiến trúc đơii  thuần mà còn cả cành quan bên ngoài và bên trong mù ớ đó có thế
           tìm  tliây được các  chửng cứ của  một nền  văn  minh  đặc  biệt,  một quá  trình phát triển
           quan  trọng huy một sự kiện  lịch  sử"'  (The concept o f historic monument embraces not
           only the single architectural work but also the urban  or rural setting in which  is found
           the  evidence  o f a  particular  civilization,  a  significance  development  or  an  historic
           event)  [27],  chính  vì  vậy để khẳng định một lần  nữa sự cần  thiết phải  duy trì mỏt cảnh
           quan  kiến  trúc của một  di  tích  lịch  sử,  Hiến  chương  Australia Icomos,  Điều  8,  đã  ghi:
           "Bảo tổn đòi hỏi phải duy trì một cảnh quan thích hợp...  Những  việc xây mới, phá huỷ
           hoặc thay đổi có thề làm ảnh hưởng bất lợi đến cảnh quan đều không được phép” [27].
           Đó là sự thống nhất của cộng đồng quốc tế trong bảo tồn di tích.
             Với  nghiên cứu  trên dã cho thấy các di tích kiến trúc đình, chùa Nam Bộ trong từng
           giai đóạn lịch sử thường có một tổng thể hàm chứa một cảnh quan phù hợp với điều kiện
           tự nhiên (khí hậu, thời tiết...) và xã hội (phong tục, tâp quán...) Nam Bộ. Nhờ vậy, mỗi di
           tích kiến trúc đình chùa Nam Bộ từ giữa thế kỷ XX trở trước, ngoài các giá trị về lịch sử
           vãn hoá và nghệ thuật, nó còn chứa đựng một cảnh quan đặc thù tiêu biểu cho vùng văn
           hoá Nam Bộ. Trong dó, kiến trúc - mặt nước - cây xanh là ba yếu tố quan trọng trong bô
           cục  tổng thể  và tạo thành cảnh quan;  nó vừa mang ý nghĩa “bộ ba” quen  thuộc của vãn
           hoá “trọng tình” (Xem mục 4.1.1.2) vừa là một ứng xử cán thiết phù hợp với môi trường
           tự nhiên tại Nam Bộ.

           166
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170