Page 160 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 160

đâm trinh, cột kê” không có “xuyên lui” chống bão, cũng không có “chân ngạch cửa”...
           được  sử dụng  rộng trong kiến trúc  đình, chùa Nam  Bộ  nhằm  úng  xử với đặc điếm  môi
           trường tự nhiên trên.
             Trong  điều  kiện  giao  thồng  rất  khó  khăn  trong  buổi  đầu  tại  Nam  Bộ,  giao  thông
           đường  thủy  là  chính,  phương  tiện  chuyên  chở  là  ghe,  thuyền,  cộ,  bè...  nên  vật  liệu
           chuyên chở càng gọn càng tốt.  Vì vậy, “gỏ tròn” được chế tác thành “gỗ hộp” (tiết diện
           hình chữ nhạt hoặc vuông) dể dẽ chuyên chờ. Đó là mội trong các lý do mà đa phẩn gỗ
           sử dụng  tại  Nam  Bộ  sau  này  đổu  là gỗ  hộp.  Gỗ  hộp còn  có  mặt tiếp  xúc  lớn  nhất  với
           Ihanh kèo và “rui” lợp ngói máng xối (không có “mè”) nẽn ổn định hơn khi tiếp xúc với
           mưa to,  vì  vây,  tại  Nam  Bộ, đòn tay “tròn” đã được thay thế bằng đòn  tay “hộp” trong
           kết cấu bộ mái.
             Đồng thời, để ứng phó với môi trường tự nhiên thiếu nước ngọt trong sáu tháng mùa
           nắng, người  Nam Bộ đã có nhiều  lu, vại, mái, khạp... để húng và trữ nước mưa sử dụng
           suốt mùa nắng  nóng.  Đối  với  đình,  chùa,  lượng  nước  ngọt cần  rất  nhiểu  cho  sinh  hoạt
           trong mùa nắng, nhất là trong các dịp rằm, nguơn,  lễ, tết... Lu,  vại... khồng đù đáp ứng
           cho nhu cầu  lớn  lao này, chính  vì vậy,  trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ xưa kia hầu
           hết đểu có hồ chứa nước mưa rất lớn phục vụ cho thực tế ưên.
             Ngoài ra, hầu hết bao cảnh đình, chùa Nam Bộ trước kia đều có rất nhiểu cây ăn quả,
           ngoài  việc  có  thêm  vật  thực  đáp  ứng  nhu  cẩu củng  lễ,  tạo cảnh  quan,  cây  xanh  trong
           khuôn  viên đình, chùa còn góp phần cải tạo vi khí hậu  tại khu vục,  giảm bức  xạ nhiệt,
           tạo cảm  giác dễ chịu  (một  trong các  điểu  kiện  cảnh  quan) cho khách  thập phương,  đó
           cũng là một ứng phó với môi trường tự nhiên của dinh, chùa Nam Bộ.
             Như vậy, kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, trong bản thân công trình, đã phản ánh rất rõ
           vai trò văn hóa ứng xử của mình đối với môi trường tự nhiên.
             Thông qua các đé mục vừa nẽu trên cho thấy rằng:
             Các hình thức kiến trúc đình chùa Nam Bộ, từ vị trí tọa lạc đến tổng mặt bằng kể cả
           chi tiết kiến trúc, da số, đều phù hợp với nhu cầu sử dụng, điẻu kiện tự nhiên, điểu kiện
           kinh tế, tập quán sống và môi trường địa lý dặc thù vùng Nam Bộ.
             Tuy nhiên, theo dòng lịch sử, các biểu  hiện văn hóa kiến trúc đình chùa Nam Bộ đã
           có nhiều thay đổi về mặt hình thức nhằm phù hợp với  xu thế mới qua từng thời kỳ. Các
           thay  đổi  này  được  nhặn  thấy  qua sự biến đổi của tổ hợp mặt bằng, mặt đứng,  mặt cắt,
           không gian nộị  thất kể cả một số chi tiết kiến trúc.  Các biểu hiện ấy, theo thời  gian, đã
           chuyển dần  từ hình  thức  tĩnh  sang  hình  thức  động  thông  qua  phong  cách  kiến  trúc  và
           giải pháp kết cấu của từng công trình kiến trúc dinh, chùa cụ thể.
             Về nội dung, kiến trúc đình chùa Nam Bộ có được một nội hàm khá phong phú trong
           việc  kế thừa lịch sử,  giao  lưu  văn hóa và  tiến  triển  thời đại.  Các  nội  hàm  này chính là
           truyền thống vãn hóa trọng tình, truyền thống tích hợp văn hóa và truyển thống cách tân,


                                                                       161
   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165