Page 158 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 158
Trong quá trình khai hoang, qua suy đoán, chắc hẳn có rất nhiêu cây gỗ rừng bị đốn
hạ và trong dó có khỏng ít các loại gỗ quí. sản vật của môi trường tự nhiên phong phú
này đã nhanh chóng được tận dụng trong nhiều ngành trong đó có ngành xây dựng. Kiến
trúc dinh, chùa từ buổi đầu của cư dân nơi đây, đã sử dụng bộ khung sườn thuần gỗ xuất
phát từ lý do này. về hình thức sử dụng khung sườn gỗ tuy có phần giống cấu trúc gỗ
của đình chùa Bắc Bộ, nhưng xuất phát điểm có khác: Gỗ sử dụng cho đình, chùa Bắc
Bộ thường không phải được khai thác tại chỗ mà do các “Hậu Phật hoặc Hậu Thần”
(Người ra tiền để cất chùa hoặc đình) mua từ rất xa với giá thành khá cao đem về xây
dựng, do đó rất quí nên được giao cho các thợ chuyên môn giỏi gia công, chăm chút rất
công phu. Ngược lại, gỗ sử dụng cho đình, chùa Nam Bộ (buổi đẩu) thường dược dân
làng hay bá tánh khai thác, tận dụng tại chỗ cùng với viộc khai hoang nên giá thành rất
rẻ, lại hiếm hoi thợ chuyên môn giỏi, vì vậy trong gia cõng ít chăm chút và có phần lãng
phí hơn.
Vùng đất Nam Bộ là vùng đất trũng, có hơn nửa diện tích ven biển là vùng nước lợ
(nước ngọt vào mùa mưa và mặn vào mùa nắng), chính vì vậy rất thích hợp cho các loại
cây sú, vẹt, đước, bẩn, Iràm, dừa nước... sinh sống, đặc biệt tràm, đước và dừa nước mọc
thành rừng khắp Nam Bỏ. Người dân tại đây đã tận dụng các sản vật tự nhiên này làm
vật liệu xây dựng cho ngôi nhà của mình. Kiến trúc đình, chùa buổi đầu, trong các công
trình phụ như bếp, kho, nhà khách..., cũng đã tận dụng chúng trong kiến tạo.
Tiếp giáp vùng đất trũng ven biển, tại Nam Bộ, là vùng “đất thịt” (á sét), và cao lanh
rất phù hợp cho sản xuất vật liệu đất nung, gốm sứ. Chính nhờ môi trường tự nhiên này
mà gạch, ngói, gốm sứ... xuất hiện và được sử dụng rất sớm (từ thòi Phù Nam) tại Nam
Bộ. Tuy nhiên giá có đắt hơn “lá xé” (lá dừa nước) nên chỉ sử dụng cho các công trình
quan trọng như đình, chùa chính.
Nam Bộ còn có núi giữa đồng bằng (Thất Son, Bà Đen, Thị Vải...) nên vùng trung
gian tiếp giáp giữa đổng bằng và núi, đôi chỗ là vùng “đất phún” hoặc “đá ong”. Phối
hợp cùng đá núi, đá ong là vật liệu dễ tạo hình, đùng làm vật liệu tấn nền rất tốt. Riêng
đất phún, cho đến ngày nay vẫn được làm vật liệu tôn nển trong xây dựng và giao thông.
Nam Bộ còn có vùng núi đá vôi tại Kiên Lương - Hà Tiên, là nguyên liệu chính để
nung lanh-ke - nguyên liệu sản xuất xi-mãng phục vụ cho cấc công trình kiên cố và hiện
đại. Nhờ có sản vật tự nhiên này và tiếp thu thành tựu kỹ thuật hiện đại phưcmg Tây khá
sớm, kiến trúc Nam Bộ, trong đó có kiến trúc đình, chùa, ngay từ cuối thế kỷ XIX đã sử
dụng “hồ xi-mãng” và “bê-tông” trong xây dựng.
Nam Bộ lại có nhiểu sông rạch, đặc biệt các sông có thượng nguón là núi sa thạch
như sông Đổng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé... ở hạ lưu có rất nhiều bãi cát bổi lắng (cát
sông). Các nhà xây dựng đã tận dụng sản vật tự nhiên này làm cốt liệu cho hồ xi-măng
và bê-tông dùng trong xây dựng các công trình kiến trúc.
Ngoài ra, vật liêu gỗ chạm, gốm sứ, “miểng” cẩn... là cấc vật liệu trang trí mang nét
đặc thù trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ.
159