Page 154 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 154

3.3.2.  Văn hóa tổ chức cộng đồng phản ánh qua kiến trúc đình, chùa Nam Bộ
             3.3.2.1. Tín ngưỡng
             Có nhiều hình thức tín ngưỡng trong giao lưu văn hóa giữa lưu dân Việt với người bản
           địa mà chương 2 đã trình bày. Có thé thấy:
             - Tín ngưỡng  phồn thực:  Có thể nói tín ngưỡng phồn thực  và nhận thức âm-dương là
           hai  mặt của một vấn đề,  trong đó “âm-dương” là nội dung và “phồn thực” là hình thức.
           Do đó mọi  biểu hiện của nhận thức âm-dương phản ánh qua kiến trúc đình, chùa đều là
           phản ánh của tín ngưỡng phồn thực như nêu trên.
             -  Tín  ngưỡng  sùng  bái  tự  nhiên:  Từ xưa  nay,  mọi  hiện  tượng  tự  nhiên  áp  chế con
           người  mà con người khổng sao kìm  hãm  hay giải  thích được... đểu dược con người  thờ
           phụng,  sùng bái.  Cũng như Tổ tiên  Việt Nam thời dựng nước, lịch sử đã lập lại đối với
           lưu  dân  Nam  Bộ  trong thời gian khai  hoang,  lập ấp, với muôn ngàn khó khăn ban đầu,
           các loài thủy quái như rắn, cá sấu, thuổng luồng... luôn gieo bao nỗi kinh hoàng mất mát
           cho các  lưu  dân.  Bầng lối  sống trọng tình và  lòng bao dung vốn có,  giống như Tổ tiên
           mình,  họ đã “thẩn thánh  hóa” chúng, qua liên tường,  thành loài “rồng” đem phước cho
           vạn dân  (rồng  nước) được mọi người  lôn thờ. Hoặc như buổi đầu, trong chốn “điểu thú
           quẩn hoang”, các loài mãnh hổ gieo nhiều khổ lụy cho lưu dân, nhưng họ cũng đã “thẩn
           thánh hóa” chúng thành “thần hổ” hay “sơn thần” thờ tự tại các đình, chùa. Chính vì vậy
           mà cột đình, chùa  thuờng có “thủy long” quấn quanh và trước  đình, chùa,  nhất là đình
           thường  có  bia  “thần  hổ”  (Xem  hình  3.129).  Cụ  thể  hơn,  trong  việc  phụng  thờ,  “trời”
           được nhân cách hóa thành “Ngọc Hoàng” hay “ông Trời” được thờ trước mỗi nhà, kể cả
           đình và chùa, để cầu mong “Thiên quan tứ phước   qua một kiến trúc nhỏ gọi
           là “bàn thiên”. “Đất” cũng được nhân cách hóa thành “Địa mẫu” hay “bà đất” hoặc “ông
           địa” dược nhiổu đình, chùa tại Nam Bộ tôn thờ.
             -  Tín  ngưỡng  thờ cúng  người  có công:  Nó trở thành  thuần phong  mỹ  tục của người
           Việt Nam nói chung. Giông như mỹ tục cả nước, tại Nam Bộ, trong phạm vi gia đình có
           thò cúng Tổ Tiên (người có cõng lập họ), ngoài làng xã có tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
           (người có công lập làng hoặc giúp nước), cả nước có tín ngưỡng thờ Quốc Tổ (người có
           cỏng  lập quốc).  Ngoài ra, không gian kiến trúc chùa Nam Bộ cũng bị ảnh hưởng bời sự
           tôn trọng người có công khai sáng (Tổ sư) qua quan niệm “tiên bái Tổ Sư, hậu bái Thích
           Ca”5fc  ỹf-  ịll  fii|J  Jn  f ĩ    ỈIUJ. Chính vì vậy không gian Tổ đường, nơi thờ tổ, thường
           10, rộng hơn không gian chánh điện, nơi thờ Phạt.
             3.3.2.2. Phong tục
             Phong tục tức “thuần phong mỹ tục” dó “tó những thói quen, những nếp sống xã hội
           có ý nghĩa  tốt đẹp của một cộng đồng dàn tộc rộng lớn, cùa một quốc gia"l7], nhu vây
           phong  tục  bao gồm  ba nhóm chủ yếu:  Hôn  nhân, tang ma,  lễ hội.  Kiến  trúc đình, chùa
           xưa thường là nơi thể hiên đỉnh cao của các phong tục trên. Do vậy, không gian kiến trúc
                                                                       155
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159