Page 151 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 151

Ngoại thất chùa thường khòng thiếu các mộ tháp là nơi an nghỉ của các tăng sĩ quá cố
           (Chết).  Mộ tháp thường có thân tháp bên dưới với số cạnh chẵn (4 hoặc 6 mang ý nghĩa
           “tứ  vô  lượng  tâm”  hoặc  “lục  hòa”  của  triết  lý  Phật  -  xem  3.1.1.3),  sò'  chẩn,  qua  liên
           tường, thuộc âm dành cho ngtrời chết;  nhimg số tầng tháp bên trên lại luón là số lẻ (1, 3,
           5, 7  tùy theo đẳng cấp của vị  tãng sĩ), số lẻ thuộc dương  tượng trưng một sự sống mới.
           Với ý nghĩa này đã nói  lên quan điểm Đông phương, chết là bắt đầu cho sự sống mới ở
           “thế giói  bên kia”, hoặc  theo triết lý nhà Phật đó là lời thệ nguyện “huờn độ như thị  hà
           sa  chúng”  (trở  lại  cứu  giúp  nhiều  chúng  sinh)  cùa  các  sư  tăng;  âm  đã  chuyển  thành
           dương.  Mặt  khác,  các  cánh  mái  tháp  lồi  lõm  liên  tục  là  sự lặp  lai  của  hai  yếu  tố âm-
           dương, như nhắc lại chân lý “sinh từ sự đại” hay “vòng tuân hoàn sinh diệt” liên tục của
           mọi sự vật hiện tượng.
             Những nhận dịnh trên cho thấy nhận thức âm-dương đã chi phối và tổn tại trong lòng
           kiến trúc đình, chùa Nam Bộ từ tổng thể đến từng chi tiết kiến trúc. Trong ấy, yếu tố âm
           có phần nổi trội hơn theo chiều hướng trọng ám vốn có của người dân Nam Bộ. Đặc tính
           âm-dương  trờ thành  hai  yếu  tố không  thể thiếu  trong  kiến  trúc đình,  chùa  nói  riêng  và
           kiến trúc Nam Bộ nói chung.
             3.3.1.2.   Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ phản ánh vé cấu trúc không gian của vũ trụ
           qua nhận thức Tam Tài, Ngũ Hành
             a) Tổng thể kiến trúc
             Người  Việt  tại  Nam  Bộ  theo  dòng  văn  hóa  “trọng  tình-thuận  lý”  cùa  truyển  thống
           Việt Nam.  Chính  vì  vậy,  trong  họ,  hình  thành  những chuỗi  khái  niệm  liên  tường  (xem
           2.1.1.3) mà ảnh hưởng của nó kéo dài trong suốt các thời kỳ lịch sử.
             “Trời”  còn  gọi  là  tạo  hóa,  là  nhân  cách  hóa  của giới  “tự nhiên”,  tự nhiên  “sinh” ra
           muôn vật trong đó có con người, muôn vặt ấy đều có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên,
           mang đủ tính chất vốn có của tự nhiên và là tự nhiên thu nhỏ.
             Theo quan  niệm Đông Phương:  Tự nhiên  là “đại  vũ trụ”,  con người  là “tiểu  vũ trụ”,
           điểu đó đủ nói lên sự thích ứng hài  hòa giữa con người với giới tự nhiên. Trong các mối
           quan  hệ ứng xử, con người trở thành chủ thể  sáng tạo mới (thay quyền tạo hóa) tạo tác
           những vật thể mới, các vật thể này hoàn toàn thích ứng với họ (nếu không thích ứng, vật
           thể sẽ sớm bị hủy diệt), trong các vật thể ấy, kiến trúc là vật thể tiêu biểu nhất.
             Đến đây, bàn thân các công trình kiến trúc tự thân  nó lại kiến lập một trật tự không
           gian mới, một tự nhiên mới được hình thành.









           152
   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156