Page 156 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 156
3.3.2.3. Nghệ thuật
Kiến trúc đình, chùa nằm trong mảng nghệ thuật nên đình và chùa hoàn toàn ảnh
hường và mang tính nghệ thuật dãn gian Nam Bộ rất rõ nét.
- Với tính biểu trưng: Trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ rất có nhiều hình tượng
mang tính biểu trưng cao như:
+ Sử dụng mặt bằng vuông (âm), các nhà kiến tạo xưa đã biểu trưng tính chất trọng
âm-trọng lình cùa người dân Nam Bộ, nó cũng tưcmg trưng cho những ước mơ về sự
trường tồn bén vững ở lương lai.
+ Hình tượng “hoa sen” trang trí biểu trưng cho sự thanh cao.
+ Hình tượng bộ ba “Dơi, nai, hạc” biểu trưng cho “phuớc, lộc, thọ” thay
lời chúc phúc có rất nhiều trong trang trí đình, chùa.
+ Ngoài ra các tượng thờ cũng mang tính biểu trưng cao như tượng “Quan âm thiên
thủ thiên nhãn” biểu trưng cho năng lực vố biên, biến hóa khôn lường của Quan Thế âm
Bồ Tát. Hoặc hình tượng “Phật Bà” biểu trưng cho đức từ bi như “mẹ hiền”.
+ Ngoại thất đình, chùa còn có cội Đa, cây Để là những cổ thụ tượng trưng ước mơ sự
trường tổn vĩnh cửu của chốn tôn nghiêm.
+ Lá cờ trước đình, chùa biểu trưng cho dãn tộc và dạo pháp...
- Với tính biểu cảm:
- Trong tổng thể, kiến trúc đình, chùa thường hòa quyện với thiên nhiên tạo thành nét
chấm phá sinh dộng, đưa con người vể với bản chất tự nhiên của họ ;
+ Trong nội thất đình, chùa, đa số sử dụng đường cong trong tạo hình, phối hợp với
các họa tiết trang trí... nhu nhũng “vần thơ” biểu cảm, đánh động tình cảm của khách
thập phưcmg.
+ Kiến trúc đình, chùa thường được kết hợp hài hòa với các yếu tố tạo cảnh khác như
địa hình, mặt nước, cây xanh... tạo thành yếu tố cảnh quan sâu lắng trong lòng nhân thế.
+ Bản thân mỏi chi tiết kiến trúc thường không cứng nhắc mà uốn lượn sinh dộng (thí
dụ thanh kèo, trinh, xuyên...), tạo nên tính biểu cảm đối với con người.
+ Ngay cả khi sử dụng thủ pháp tương phản trong-ngoài, sáng-tối, cao-thấp, đơn
giản-phức tạp... các nhà kiến trúc đã tạo nên sự tương phản đột biến cẩn có nhằm “thức
tỉnh” nhân tâm.
- Với hình khối và màu sắc kiến trúc: Khôi âm và màu sắc lạnh ở thời kỳ ban đáu đã
nghiêng dần về khối hỗn hợp âm dương và màu sắc trung hòa vào cuối thế kỷ XX này.
- Với tính tổng hợp: Trong một công trình kiến trúc xưa nay tại Nam Bộ ít khi chì
thuần một kiểu cấu trúc, nhất là kiến trúc đình, chùa.
+ Thường các kiểu cấu trúc được kết hợp hài hòa với nhau trong cùng một tổng thể
như gạch đá kết hợp gỗ sắt (Chùa Phước Tường)...
157