Page 153 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 153

Như vậy, bằng các “địa vật”, ngoài tác dụng cụ thể của chúng, các nhà kiến tạo đình,
           chùa  đã  ngầm  “trừu  tượng  hóa”  vòng  ngũ  hành  tương  sinh  như  những  thông  điệp của
           những ưóc mơ tốt đẹp mà con người muốn gửi gắm vào tự nhiên.
             b) Chi tiết kiến trúc
             Nhận thức Tam-tài, ngũ-hành; quan niệm chẵn-lè còn được nhận thấy qua một số chi
           tiết kiến trúc đình, chùa Nam Bộ như:
             -  Số gian  nhà  thuộc  dương  [cái  cụ  thể  -  nơi  con  người  sống  (dương)  và  sinh  hoạt]
           thường mang  số lẻ  1,3, 5, 7..., trong đó  số gian  3  như Chùa Hội  Linh  -  Cần  Thơ, chùa
           Tam Bảo - Hà Tiên, đình Tân Hòa - TP.HCM,... hoặc 5 như chùa Giác Lâm - TP.HCM,
           chùa Kim Cang - Long An, đình Tân Lân - Biên Hòa,... là phổ biến. (Ngược lại kiến trúc
           nhà mổ dành cho người chết (âm) thường mang sỏ' chẵn 2, 4...).
             - Theo thứ tự thượng-hạ, một công trình kiến trúc, trong đó có đình, chùa,  thường có
           ba phần: Mái (cận thiên) - thân (cận nhân) - nền (cận địa), ứng với “tam tài”, theo ký ức
           liên tưởng như trên.
             - Thần nhân và nghi  cụ  thò trong đình  chùa cũng mang (inh chất Tam-tài,  ngũ-hành
           theo ký  ức  liên  tưởng  như:  Chùa có Tam Thế Phật  (quá  khứ,  hiện tại,  vị  lai),  Tam  Tôn
           (Di  Đà,  Quan Âm, Thế Chí),  Tam  Bảo (Phật, Pháp, Tăng)...;  đình có Tam  Hiền  (Chánh
           Thần, Tiền Hiển, Hậu Hiền)...; nghi cụ có ngũ vật (Đèn, nhang,  nuớc, hoa, quả), ngũ  sự
           (Lư hương, chân đèn,  lọ nước, bình bông, chò quả), ngũ chất (Kim (lư đồng, chân đèn),
           mộc  (bông,  trái),  thủy  (nước  cúng),  hỏa  (đèn,  nhang),  thổ  (đất  trong  lư  nhang,  tàn
           nhang), ngũ quả (đào, lựu, mận, lê, phật thủ).
             Như  vây,  rất  cụ  thể,  các  nhà  kiến  tạo  xưa  đã  phàn  ánh  các  nhận  thức  vẻ  cấu  trúc
           không gian của vũ trụ qua ký ức liên tường thể hiện trong  “ tư duy số chẵn, lẻ” và nhận
           thức Tam Tài, Ngũ Hành trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ một cách linh hoạt.
             3.3.1.3. Kiến trúc đình, chùa phản ánh nhận thức về con người
             Đông  phương  từ  lâu  đã  đồng  nhất  con  người  với  tự  nhiên  trong  mỏi  quan  hệ  phụ
           thuộc nhau. Thiên nhiên là đại  vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ. Con người là tự nhiên thu
           nhỏ,  mọi  tính chất mà  vũ  trụ  có đều có ờ con  người:  Vũ trụ có âm-dưcmg,  vũ  trụ  được
           cấu trúc bời ngũ hành...  thì con người cũng vậy. Trong triết lý Phạt gia đã có câu “Tam
           thiên đại thiên thế giới  nằm trong hạt cải” và “Hạt cải nằm trong tam thiên đại thiên thế
           giới” cũng nhằm diễn đạt ý này.
             Trong  mối  quan  hệ  giữa  con  người  và  kiến  trúc  cũng  có  sự  tương  đồng  như  trên,
           chính vì vậy, không phải vổ cớ mà cây “thước tầm”, lại lấy đom vị từ tỷ lệ người chủ nhà
           (đốt gốc ngón tay út người chủ nhà). Người xưa đã cố tình “gắn” kiến trúc với con người
           trong mối quan hệ phụ thuộc, vể mặt lý thuyết, theo nhân thức cùa người  xưa, kiến trúc
           dã mang tỷ lệ con  người, mọi hung thịnh cùa con người được thể hiện qua kiển trúc và
           ngược lại.

           154
   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158