Page 157 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 157
+ Cũng vậy, đường nét cong-thẳng, uốn lượn-vuông bằng... hoặc màu nóng-lạnh cũng
hòa quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất.
+ Những kiểu thức kiến trúc, điêu khắc, hội họa cũng thường kết hợp nhau trong nội
thất đình, chùa. Ngay cả các hình tượng trang trí gốc tự nhiên, dộng vật, thục vật hoặc
chữ viết chân, triện, lệ... cũng được kết hợp hài hòa.
+ Kiến trúc thờ phụng tôn nghiêm cũng được kết hợp hài hòa với kiến trúc hội hè ca
xướng (Chính diện và sân khấu trong kiến trúc dinh Nam Bộ)...
+ Kiến trúc Đông phương kết hợp Tây phương (Chùa Vĩnh Tràng), kiến trúc cổ kết
hợp kiến trúc tân (Đình Phong Phú), kiến trúc Hoa, Kh’mer cùng tồn tại chung với kiến
trúc Việt (Chùa Tây An)...
+ Kiến trúc vừa hư lại vừa thực; vừa cụ thể vừa biểu hiện ước mơ; vừa âm lại vừa
dương; vừa phục vụ Thẫn, Phật, Tiên... lại vừa phục vụ con người trần thế... là đặc trưng
kiến trúc đình, chùa Nam Bô xưa nay.
+ Tuy được tổng hợp bởi nhiều nhân tố hình thành nhưng kiến trúc đình, chùa Nam
Bộ vẫn tạo dược sự hài hòa cần thiết cho chốn tôn nghiêm.
- Với tính linh hoạt: Trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ tính linh hoạt được phản ánh
rất rõ nét.
+ Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ được cấu trúc dựa trên cơ sở “cây thưóc tầm” hoàn
toàn linh hoạt do dựa trên kích thước người gia chủ, vì vậy, khỏng có sự giống nhau về
tỷ lệ và kích thước giữa các công trình.
+ Kiến trúc luôn biến đổi đẽ’ phù hợp với hoàn cảnh thực tế, không cứng nhắc theo
nguyên tắc thiết kế nào. Đon cử như: Mái cong biến thành mái thẳng, đòn tay tròn biến
Ihành đòn tay vuông, ngói mũi hài biến Ihành ngói máng xối, hệ thống cấu trúc xà,
kè,bẩy biến thành hệ thống trinh, xuyên; cột tròn biến thành cột vuông...
+ Mặt bằng trệt (đất rông) biến thành mặt bằng lầu (đất hẹp) là sự linh hoạt thấy rõ
nhất trong thời điểm hiện nay.
+ “Đại địa son thủy” là bao cảnh của các đình, chùa xưa khi đất đai còn rộng rãi,
ngày nay, trong hoàn cảnh mặt bằng đình, chùa bị thu hẹp do đô thị hóa, chúng biến
thành các “tiểu sơn non bộ” xuất hiện "khiêm tốn” bên cạnh kiến trúc chính.
- Ngoài ra, các mô-tuýp (kiểu thức) kiến trúc Đông, Tây, Kim, cổ... được kết hợp hài
hòa với kiến trúc đình, chùa Nam Bộ.
3.3.3. Ván hóa ứng xử với môi truờng tự nhiên phản ánh qua kiến trúc đình,
chùa Nam Bộ
3.3.3.1. Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ phản ánh sự tận dụng mói trường tự nhiên
Hơn 300 năm về trước, cả vùng Nam Bộ “từ các cửa biển lém nhỏ như Cần Giờ, Sài
Lạp (Soài Rạp) đi vào, toàn là những cánh đồng hoang vu đầy cỏ rộm, mỗi dám rừng có
thể rộng hơn nghìn dặm’’[ 15].
158