Page 159 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 159

3.3.3.2. Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ phản ánh việc ứng phó mói trường lự nhiẽn
              Sản vật của môi  trường  tự nhiên  tại  Nam  Bộ  rất  nhiều,  nhưng  khó khăn  do tự nhiên
            gây ra cũng không ít. Trong cái khó của việc “phá sơn lâm, đâm hà bá” còn có cái khắc
            nghiệt  của khí hậu  nóng  ẩm  Nam  Bộ.  Để  tồn  tại,  các  lưu  dân  Việt dã  cùng  nhau  xây
            dựng những công trình kiến trúc khá tốt nhằm ứng phó với môi trường tự nhiên ấy.
              Để  úng phó  với  cái  nóng,  các  nhà  tạo tác  đã chia công  trình  thành  nhiều  phần  nhỏ,
            chúng được phàn cách bời các  khoảng  sân  trống tạo nên  sự thông thoáng cho các  phẩn
            bên  trong  công  trinh.  Từ dấy  các  kiểu  nhà  “bát  dẩn”,  “nối  đọi”  hay  “nối  dpi  có  sân
            tương”...  đã đuợc  hình  thành.  Kiến  trúc  chùa  Vĩnh  Tràng  -  Mỹ  Tho,  với  hai  sân  thiên
            tỉnh,  đã  được  xây  dựng  theo  kiểu  thức  này,  là  một  thí dụ  điển  hình.  Kiến  trúc  có  sân
            trong (còn gọi là “thiỂn tỉnh”, “ sân tương” hay “patio”) cũng ra đời từ lý do này.
              Để ứng phó với khí ẩm, việc thông gió cho công trình rất dược chú trọng. Ngoài việc
            tạo các khoảng sân trống, mái đình, chùa thường rất cao,  phần “khu đĩ” (tam giác ờ đầu
            hồi) được chừa thoáng để thoát nhiệt ẩm và khói  hương. Dòng đối lưu không khí từ các
            khoảng sân trống hoặc từ các thông gió trên đầu tường, song cửa...  đi vào công [rình  và
            thoát ra tại các đinh cao  này (từ thấp lên cao) kéo theo không khí nóng-ẩm từ trong  ra
            ngoài. Cấu trúc các đình, chùa xưa tại Nam Bộ thường theo phương cách ấy.
              Đẽ ứng phó với mưa,  những cơn  mưa như “cẩm tỉnh mà đổ”, trút lượng nước rất lớn
            xuống công trình cùng một lúc, người dân Nam Bộ đã phải thay đổi cấu trúc mái nhà và
            vật liệu lợp truyền thống, làm thế nào lượng nước mưa ổ ạt ấy thoát khỏi mái 'nhà nhanh
            nhất.  Đó là một trong các ]ý do quan  Irọng để  cho ra đời  cấu  trúc  mái  nhà  có  bờ biên
            thẳng và ngói “máng  xối” ]àm  vật liệu lợp trong  kiến  trúc  đình,  chùa,  vào các  thời  kỳ
            đẩu tại Nam Bô.
              Cũng để ứng phó với mưa dầm làm “mục” các vách gỗ bao che bên ngoài công trình
            (Vách “bổ kho” hay “đố bản”), khi vừa mới tiếp cận với kỹ thuật xây dựng hiộn dại - hồ
            xi-măng, cùng với “cát sông”, “gạch đất nung” có sẵn, các nhà xây dựng đã dùng “tường
            gạch” bao che ngoài công trình để ứng phó với mưa nắng và chống mục.
              Đê chống mục chân cột gỗ do ứ nước, đổng thời chống mổi mọt phá hoại (cách ấm),
            “tán đá”  được sừ dụng.  Đặc biệt,  tại  vị  trí các hàng côt hiên,  tán đá có chân đế rất cao
            (Xem  hình  3.124)  (Thí dụ  cột  hàng  hiên chùa Giác  Viên-TP.HCM)  (Xem  hình  3.125).
            Cũng với cách ứng  xử này, các  mộ tháp sư tăng trong các chùa tại Nam  Bộ có chân đế
            rất cao, có khi đến hai tẩng (như mộ tháp chùa Giác Viên-TP.HCM) (Xem hình 3.126).
            Để  tránh  ứ nước  khi  mưa dầm,  các  tấn  đá  thường  không  có  lõm  giữa nơi  tiếp xúc  với
            chân cột. Lõm giữa này lẽ ra phải  có để tăng đô ổn định chân cột khi  có chấn dộng  do
            gió bão, tránh chuyển vị tức thời;  nhưng Nam Bộ ít gió bão lại mưa nhiểu, lõm giữa tán
            đá được bỏ đi do thực tế này.
              Cũng chính vì Nam Bộ  ít gió bão, bộ khung  sườn kiến trúc đình, chùa, do vậy, cũng
            thanh  mảnh  hơn  bộ  khung  sườn  Bắc  Bộ,  nơi  có  nhiẻu  gió  bão hàng  năm.  Bộ  “dàn  trò
            160
   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164