Page 161 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 161
chúng được hàm chứa thông qua các hình thức tổng thể kiến trúc và phương cách kết cấu
được nhận thức qua tư duy ngày càng dổi mới của người dân Nam Bộ qua từng giai đoạn
thăng trám của lịch sử Nam Bộ.
Tuy nhiên, các nội dung mang tính truyền thống thường ít thay đổi theo không gian
và thời gian, xuyên qua nhiều thời kỳ lịch sử, có khi xuyên suốt cả quá trình lịch sử Việt
Nam, tổn tại cùng với sự tổn tại của nước Việt Nam; ngược lại, các hình thức hiện đại
thường xuyên thay đổi theo không gian và thời gian trong từng thời kỳ lịch sử, thậm chí
thay dổi nhiều lần trong cùng một thời kỳ lịch sử.
Theo như vậy, các nội hàm kiến trúc mang tính truyền thống tương đối ổn định, có
thể biểu trưng cho bản sắc dân tộc Việt Nam. Còn các hình thức kiến trúc mang tính thời
dại có tính chất không bổn, thay đổi theo thời gian, theo các thành tựu khoa học hiện đại
của từng thời kỳ, theo xu thế thời dại mới, chúng có thể biểu trưng cho các tiến bộ xã
hội, cho văn minh đương thời, muốn xét chính xác giá trị của chúng, phải đặt chúng
trong từng bối cảnh lịch sử hình thành.
Như vậy, đối với kiến trúc đình, chùa Nam Bộ: Các nội hàm truyển thống (thuộc “Bản
chất” kiến trúc) rất có thể giống nhau ở quá khứ và hiện tại, nhung hình thức (cùng với nội
dung theo nó) biểu hiện thường rất khác nhau, nhất là sau nhiều lần biến động lịch sử.
Cái đẹp hình thức của một công trình kiến trúc có thể thích hợp với nhiểu người một
khi nó được xây dựng trên nền tảng nghệ thuật nhất định mà toàn xã hội, lúc bấy giờ,
chấp nhận như một chân lý (cho đến nay, phẩn lớn các phê bình, lý luận kiến trúc chúng
ta mới dừng ở cái đẹp hình thức này). Thế nhưng, cảm nhận được cái đẹp nội hàm của
công trình kiến trúc ấy (theo nghĩa “bóng”) chỉ có được ờ những con người dồng cảm
với nội hàm của nó, càng có nhiểu người đồng cảm thì công trình kiến trúc ấy càng có
giá trị. Nó càng có giá trị hơn khi những con người đổng cảm với nó có mật trong nhiểu
thời kỳ lịch sử khác nhau, ờ nhiểu khu vực khác nhau. Như vậy giá trị đích thực cùa một
công trình kiến trúc cần được trải qua quá trình “thử thách” trước công chúng, phải di
vào lòng cõng chúng. Kiến trúc cần có nội hàm mang bản sắc dân (ộc và truyền thống
nhằm “lôi cuốn trái tim con ngưòi” và hình thức biểu hiện hợp thời, phù họp với thị hiếu
chung cùa công chúng.
Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, từ khởi nguyên, luôn là bộ phận của văn hoá Việt
Nam, gắn liền với các đặc tính vãn hoá Việt có từ ngàn xua và là những “mắc xích” tiếp
nối của truyền thống văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên, do không gian cư trú biến đổi và
mỗi thời điểm lịch sử có những biến chuyển khác nhau, vì vậy các hình thức biểu hiện
có nhiều biến đổi linh hoạt nhằm thích nghi với môi trường mới, nhưng nội dung luòn
phản ánh tốt bản sắc dân tộc thông qua truyền thống văn hoá Việt Nam.
Đối với đình, chùa mới xây dựng hay tôn tạo từ 1954 đến nay, đa phẩn chỉ mới chú
trọng vể mật hình thức nhằm phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật đương thời và thị
hiếu hiện đại, tuy có tìm tòi những khồng gian nhằm phù hợp với công năng của nơi thờ
162