Page 152 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 152
Vòng “tương sinh” bộ ba này đã tồn tại và tiếp nối triển miên theo dường xoáy trôn
Ốc, từ nguyên thủy cho đến ngày nay, như nhận thức về “tam tài” Thiẽn-ĐỊa-Nhân đă
từng chi phối tư duy người Việt Nam. Trong tổng thể kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, các
nhà xây dựng đã kiến lập các công trình kiến trúc theo nguyên tắc tương sinh trên. Họ
dã do đạc kích cỡ các bộ phân kiến trúc lấy chuẩn từ kích thước con người qua cây
“thước tầm” mà đơn vị của nó chính là “đốt gốc ngón tay út người chủ nhà”. Điều này
đã tạo nên sự phù hợp, ít ra về nguyên tắc, vái chù nhân công trình ấy. Kiến trúc đã
mang “mô-đun” (module) cùa con người.
Số lượng các công trình kiến trúc chính yếu trong mỗi đình, chùa là cụ thể nên
thường mang số lẻ như 1 (dinh Tân Hưng-Cà Mau), 3 (chùa Giác Lâm-TP.HCM), 5
(chùa Vĩnh Tràng-Mỹ Tho) v.v..., nếu có số lượng công trình chẵn chỉ là bước chuyển
không tồn tại lâu. Tư duy số lẻ đã trờ thành nguyên tắc thiết kế trong kiến trúc đình,
chùa Nam Bộ.
Khi xây dựng tổng thể một công trình kiến trúc đình, chùa, các nhà kiến trúc xưa
thường tuân theo vòng ngũ hành tương sinh iĩÍT +Sík. Đó là lý do giải thích tại sao khi
chọn vị thế kiến lập đình, chùa, người xưa thường
tuân thủ nguyên tắc: Bắc hắc qui (Đen-thủy), Nam l \ u i l l
hồng phượng (Đỏ-hỏa), Tà thanh long (Xanh-mộc),
Hữu bạch hổ (Trắng-kim). Tại Nam Bộ, vùng đồng
bằng, ít núi, khó xác định “thế đất” bằng địa hình,
người ta đã tạo “thế đất” bằng địa vật. Cụ thể là:
Phía Nam thường trồng Cau (trước cau), cây cau có
thân thon, suông, thẳng không tẻ nhánh nên không
cản gió tốt từ phương Nam hay Đông nam thổi đến,
tàu lá cau írên cao có thể che một phần nấng trưa
hắt vào nhà, đổng thời tàu lá cau tương tự đuôi chim
phượng tượng trưng dịa vật phương Nam (hổng phượng). Phía Bắc thường trổng Chuối
(sau chuối), cây chuối có thân thấp, tán lá dẩy nên có thể cản gió lạnh từ phương Bắc
thổi đến, tàu lá chuối có dáng mô khum tương tự mai rùa (qui) tượng trưng địa vật
phương Bắc (hắc qui). Phía Tây thường là vườn cây ăn trái tượng trưng rừng rậm nơi
hổ thường trú ngụ. Vuờn cây trái cao, to, rậm... còn để che nắng xấu hướng Tây, “rừng
cây" tượng trưng địa vật phía Tây. Phía Đóng thường có ao nưóc hay dòng sông xanh
uốn lượn chảy quanh như rồng xanh (thanh long) uốn khúc, thế ao nước hay con sông
phía dòng nhằm tạo thế khoáng đãng có thể đón nắng ấm ban mai và gió đông mát mẻ
(gió mang hơi nước do ao hay sông bốc lên khi gặp nắng), đồng thời nó còn là nguồn
nước chính yếu sử dụng cho “nhà trù” (bếp phía Đông), ao hay sông tượng trưng dịa
vật phía Đông.
153