Page 150 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 150

chỉ với dạng thức tròn (tượng trung trời) và thế trực (dương) đủ cho thấy cột mang đậm
            tính chất đương; đã vậy, đôi khi trong vài kiến trúc đình, chùa, cột còn được sơn màu đỏ
            càng nhấn mạnh thêm dương tính của nó- Các nhà kiến trúc xưa tại Nam Bộ lại rất ý vị
            khi “đặt” cột lẽn trên tán đá  vuông,  mà tán đá vuông luôn ờ thế “hoành” (nằm ngang);
            tán đá, bàn thãn nó, với dạng thức vuông (tượng trung đất), thế hoành và màu xanh (âm)
            dã mang đậm âm tính. Với cấu trúc này, ý nghĩa “giao phối” cùa tín ngưỡng “phồn thực”
            đã được  thể dẫn vào trong các công trình kiến trúc đình, chùa Nam  Bộ một cách tế nhị
            và rất sâu sắc (Xem hình 3.70).
              Ý nghĩa trên còn được nhận thấy qua cấu Irúc “con xỏ” (chốt gỗ liên kết hai  má kèo
            đính  của  hai  mái  hoặc liên kết  kèo vào cột theo kiểu  liên kết  khớp).  Con  xỏ thường  là
            loại  gỗ tốt, luôn được “đẽo” tròn  (dương), một đầu  hơi thắt  lại và lỗ mộng liên  kết hai
            má kèo luôn được  đục vuông  (âm)  (thường tiết diộn con  xỏ  là trung bình cộng của hai
            vòng  tròn  nội  tiếp và ngoại  tiếp cùa  lỗ  mộng  vuông,  chỉ  có  thợ mộc  dày  kinh  nghiệm
            mới  ưóc  lượng  chính  xác  được  kích  thước  này).  Khi  “tra” con  xỏ  vào lỗ mông,  người
            Nam Bộ gọi là “đóng cu”, nó mang ý nghĩa giao phối. Với cách kết cấu này đã tạo được
            một khớp liên kết vừa chắc lại  vừa linh hoạt,  rất phù hợp với cấu trúc gỗ có độ co giãn
            lớn, trong điểu kiện thời tiết có nhiệt độ đột biến thường xuyên ở Nam Bộ. Đồng thời với
            sự hợp lý vể cấu trúc, một ý nghía “phồn thực” đã hiện hữu.



























               Hình 3.125: Hiên chùa Giác Viên.   Hình 3.126: Mộ tháp chân đế cao, 6 cạnh.
                      [Nguồn: TGì                     [Nguồn:  72]

                                                                       151
   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155