Page 145 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 145
3.2.3.3. Sự phát triển kiến trúc đình, chùa trong giai đoạn 1954-1975
Sau ngày đít nước tạm thời bị chia cắt, Nam Bộ hoàn toàn nằm trong quỹ dạo kinh tế
và vãn minh phương Tây. Là bãi chiến trường lớn, mọi vùng nông thôn trên khắp Nam
Bộ luôn bị cày xới bời bom đạn. Dãn chúng đổ xô về các đô thị lớn dể tìm kế sinh nhai
và một chút yên ổn. Nền kinh tế tư bản được áp đặt, nhiều vùng còng nghiệp tập trung
được hình thành, tầng lớp tư sản (dân tộc và mại bản) có điều kiện phát triển. Trong xã
hội chen chúc và bít ổn nhiểu mặt ồ các đô thị Nam Bộ, với nhiều lý do khách quan như
đã trình bày ờ các phần trên, kiến trúc đình, chùa lại phát triển khá mạnh trong trào lưu
văn hóa mói này.
Kỹ thuật xây dựng đình, chùa được “tiên tiến hóa” một bước nữa qua việc ứng dụng
thành tựu khoa học hiện đại với bê-tông cốt thép vào hệ kết cấu công trình dể tạo thành
“bộ khung sườn giả gỗ” (Xem hình 3.112) Iheo xu thế “trang trí hình thức”. Tìm tòi sự
chiết trung, dễ chấp nhận giữa kỹ thuật mới và hình thức cũ là xu thế kiến trúc dược áp
dụng rộng rãi trong xây dựng đình, chùa Nam Bộ giữa thế kỷ XX. Xu thế “trang trí hình
thức” tồn tại không bao lâu, dưới áp lực của trào lun cách tân mạnh mẽ Âu-Mỹ, từ
những thập niên 60-70, tính hiện thực trong kỹ thuật xây dụng được khẳng định, “bộ
khung sườn bê-tòng cốt thép” (Xem hình 3.113) đã thực sự hiện diện. Tuy nhiên, qua
từng bước tích hợp vãn hóa trong trang trí; hình thức thô cứng vốn có của bộ khung sườn
bê-tông cốt thép đã dược khắc phục dán trong kiến trúc đình, chùa hiện nay. Một lẩn nữa
tính tích hợp văn hóa truyền thống được phát huy mạnh, tạo cơ sở cho sự tiến bộ kiến
trúc đình, chùa trong các bước kế tiếp. Một số kiến trúc đình, chùa với “chất lượng cấp
I” xuất hiện trong thời kỳ này đã minh chứng cho sự tiến bộ của kiến trúc đình, chùa
trong trào lưu vãn hóa mới tại Nam Bộ. Có thể dơn cử như cấc đình Phong Phú (Xem
hình 3.114), Trẩn Hưng Đạo, hoặc các chùa Ân Quang (Xem hình 3.116), Vĩnh Nghiêm
(Xem hình 3.115), Xá Lợi (Xem hình 3.117)...
Hình 3.112: Bộ khung sườn BTCT giả gổ. Hình 3.113: Bộ khung sườn BTCT
[Nguổn: TG] trong kiến trúc chùa lầu. [Nguồn: TG]
146