Page 141 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 141
đang muốn buông bỏ thiết chế xã hội lạc hậu cũ, nhưng chưa có thiết chế mới thay thế,
ngay lúc ấy, làn sóng văn minh phương Tây đuợc đưa tới, dù bị cưỡng bức tiếp xúc,
nhưng tính ưu việt của nó so với cái cũ vẫn là yếu tố thuyết phục, dễ được đông đảo
người dân Nam Bộ, lúc bấy giờ, ủng hộ.
Tại Châu Âu, kiến trúc phương Tây thòi kỳ hiện đại (đầu thế kỷ XX), đã xuất hiện
nhiều trào lưu và trường phái khác nhau, nhưng khi “du nhập” vào Việt Nam cuối thế kỳ
XIX và đẩu thế kỷ XX, kiến trúc vẫn mang dấu ấn các giai đoạn kiến trúc trước đó của
Châu âu, chủ yếu là kiến trúc cận hiện đại cùa thế kỷ XIX; tuy cũng có nhiều trường
phái du nhập, nhưng trường phái “nghệ thuật mới” (Art nouveau) có ảnh hường nhiều
dến kiến trúc Nam Bộ. Trường phái nghệ thuật mới với các đặc trưng cơ bản như:
Phong cách: Nhấn mạnh cái đẹp đường nét, ilùng sắt trang trí. - Thủ pháp: Thích
đường cong, giàu nhịp điệu, đen trắng rõ ràng, có sức mạnh. - Hoa văn: Bắt chước thiên
nhiên, hoa lá, thảm cỏ..." [23], chính vì những hình khối và đường nét có hình thức từ
thiên nhiên mà ra, cùng với sự mạnh mẽ, giàu nhịp điệu của nó rất phù hợp với tình cảm
và tính cách của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ, trường phái nghệ thuật mới đã dễ dàng
được người Việt tại đây tích hợp và sử dụng (Xem hình 3.108). Quá trình tích hợp đã trải
qua thời gian dài với nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn đẩu (cuối thế kỳ XIX) chỉ thuần là
sự “hỗn dung” với cái mới trong một số bộ phận công trình như: Vòm cửa, bờ tường,
song hoa... Giai đoạn giữa (đẩu thế kỷ XX) đã có sự “tiếp biến” với cái mới trẽn qui mỏ
lớn hơn như: Mặt (iền công trình, sân cành... tiêu biểu có thể thấy qua kiến trúc: Chùa
VTnh Tràng (Tiền Giang), ọhùa Giác Viên (TP.HCM), chùa Long Thiển (Biên Hòa),
chùa Phước Tường (Thủ Đức), đình Minh Hương Gia Thạnh (TP.HCM), đình Gia Lộc
(Tây Ninh),... Giai đoạn sau (giữa thế kỷ XX) sự tích hợp đã mở rộng sang nhiều nước
phương tây, đến đây sự ảnh hường của nghệ thuật Pháp thời kỳ cận đại mò nhạt dần.
Người Việt Nam Bộ bắt đầu tiếp cận và tích hợp nghệ thuật các trường phái hiện đại
phương tây khác như Anh, Mỹ, Đức v.v... và hoàn chỉnh dần cho đến nay.
Có thể dễ nhận ra rằng: Càng về sau sự tích hợp càng rõ nét hơn, nhất là vào những
thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX, dưới sự ảnh hường rộng rãi của trào lưu Âu-Mỹ, sự
tích hợp đã chuyển hướng từ một nước Pháp nhỏ bé sang phạm vi rộng lớn hcm, ra cả
châu Âu, châu Mỹ. Rất nhiều phong cách kiến trúc mới được du nhập, điển hình như
phong cách Ludwig Mies Van Der Rohe thuộc học phái Bauhaus, trường phái Công
nãng đầu tiên, cực thịnh vào đầu thế kỷ XX. Quan điểm chính của trường phái này là:
Đơn giản hóa hệ thống kết cấu nhằm đưa đến một hiệu quả dơn giản và thuẩn khiết vể
tạo hình. - Sử dụng kết cấu không gian lớn, chia cắt không gian tự do. - Phân biệt rõ kết
cấu chịu lực và kết cấu ngăn che. Sử dụng rộng rãi thép, kính”[ 23]. Các quan điểm này
được thể hiện khá tốt qua một số kiến trúc chùa xuất hiện trong thập niên 50, 60 như Ân
Quang (Xem hình 3.109), Xá Lợi, Vĩnh Nghiêm... Tuy nhiên, nhờ đặc tính tích hợp (tiếp
thu-chọn lọc-nâng cao-biểu hiện) mà một sô' nhược điểm cùa truờng phái này, có thể có,
142