Page 138 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 138
Ngoài ra, bên cạnh kiến trúc gốc bản địa, các loại hình kiến trúc khác của các dân tộc
trong khu vục cùng cộng cư với người Việt cũng được tích hợp:
- Với văn hóa Trung Hoa: Nển kiến trúc Việt Nam truyền thống, nhìn chung, trong
giao lưu văn hóa dã có mối quan hệ mật thiết với nước láng giềng Trung Hoa, nhất là
giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc. Tuy nhiên dân tộc Việt Nam vẫn bảo vệ được đặc tính
truyén thống vốn có của mình nhờ vào dặc tính tích hợp văn hóa. Đối với vùng đất Nam
Bò, khi mà thiết chế xã hội luôn có xu hướng “quá độ” đối với cái cũ, thì sự tích hợp văn
hóa Trung Hoa là hoàn toàn tự nguyện, là sự cẩu toàn đối với cái đẹp. Chính vì vậy, các
“chuẩn mực” kiến trúc Trung Hoa qua Hoa Kiều, khi vào Nam Bộ, gân như bị phá vỡ,
chỉ còn tồn tại các cá thê bộ phận kiến trúc được chọn lựa, cải tiến và đưa vào công
trình. Chúng giữ vai trò phối hợp, tạo sự “lạ lẫm” hoặc đột biến trong tổng thể chung
kiến trúc đình, chùa Nam Bộ (Xem hình 3.101). Đối với một số đình, chùa của người
Hoa hoặc gốc Hoa, trong tổng quát hình thức kiến trúc, vẫn còn giữ được bản sắc riêng
của họ; tuy nhiên trong chi tiết bô phận, dôi chỏ đã được tích hợp với kiến trúc Việt, tạo
sự thăng hoa mang sắc thái địa phương Nam Bộ (Xem hình 3.102). Tại Nam Bò, người
Việt hay người Hoa đều là những lưu dân trong thời kỳ “khai hoang” vào thế kỷ XVII,
do đó có sự đồng đẳng về vãn hóa, không có sự lê thuộc vãn hóa lẫn nhau.
Hình 3.101: Ngôi Bảo tháp Trung Hoa Hình 3.102: Long, lân, cá hóa long...
được cách điệu thành chi tiết trang trí gốm sứ Việt được phối kết với
tại đinh cổ lâu chùa Bìru Liên. [Nguồn: TGỊ ngói ống trúc chùa Hoa. [Nguồn: TG]
- Với văn hóa Kh'mer: về thời gian, như các phần trên đã trình bày, người Kh’mer đã
có mặt tại vùng đất Nam Bộ trước người Việt và nguời Hoa một bước kể từ sau khi
vương triéu Phù Nam sụp đổ vài thế kỷ. về không gian, nước Cam-pu-chia - đất tổ người
Kh’mer, nằm bên cạnh vùng đất Nam Bộ. Chính hai yếu tố không gian và thời gian
Ihuận lợi này mà người Kh’nier dã lưu cư rất nhiều tại Nam Việt Nam, nhất là các tỉnh
An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liẽu, Cà Mau. Do đó, theo chân họ, kiến
trúc chùa Kh’mer xuất hiện rải rác khá nhiều tại các địa phương trên. Các tự viện nổi
tiếng có thể kể đến như: Chùa Samrong Ek, Sanghamangala (Trà Vinh); chùa
139