Page 135 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 135
về văn minh bản địa, thành tựu lớn cùa Phù Nam nhiều thế kỷ trước là kỹ thuật gốm
sứ, hầu hết các đi chỉ khảo cổ tại Nam Bộ dều có vật dụng gốm với hoa văn phong phú
thường mang dạng kỷ hà hay cách điệu của hoa lá, sóng nước (Xem hình 3.94). Gạch
đất nung trong kỹ thuật xây dựng cũng đã được người Phù Nam sử dụng rất lâu (Xem
hình 3.93). Đặc biệt sự xuất hiện sóng đỏi của di tích kiến trúc và hồ nước khá phổ biến.
Chế lác gỗ, đá cũng là kỹ thuật nổi bậl của người Phù Nam, đặc biệt là liên kết “mộng"
(không đóng đinh như hiện nay) rất tinh xảo và mỹ thuật. Nhiểu công trình hỗn hợp
gạch đá đã được tìm thấy “ró thể kề đền Chót Mạt, nlióm Prei Cek, Chòm Mả (cáu An
Hụ), Cái Tháp (Đức Hòa),... thường thường lù nliững kiến trúc gạch đá hỗn hợp đơn lẻ,
hình đồ có dung vuông" [15|.
Mặc dù: xã hội hậu Oc Eo ở đồng bằng Nam Bộ hầu như đã phải trở lại với nén
kinh tê tự cung tự cấp, lấy nông nghiệp, săn hắt, đánh cá làm chỗ dựa chính... Tuy
nhiên, sức sống nội tại cùa ruột nền văn minh lớtì như Óc Eo, trong những điều kiện
không thuận lợi đó, đã có thể duy trì trong mấy thế kỷ tiếp theo” [15],... cho đến khi các
lưu dân Việt-Hoa đến sinh sống tại dây vào thế kỷ XVII. Lưu dân Việt-Hoa đã tích hợp
các thành tựu kỹ thuật nảy trên nền tảng kỹ thuật truyền thống, biến chúng thành những
đặc trưng vãn hóa Việt Nam tại Nam Bộ. Cụ thể như:
- Kỹ thuật gốm sứ địa phương đã được người Việt tiếp tục phát triển và nâng cao qua
quá trình tích hợp song song với kỹ thuật gốm sứ truyền thống Việt Nam, nhất là đua
chúng vào lĩnh vực xây dựng, rất nhiều vật trang trí bằng gốm sứ tinh xảo được tìm thấy
trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ như bộ “Thất Hiền” trên nóc chùa Giác Lâm, tượng
“rồng sứ”, “cá hóa long” trên mặt dựng chùa Long Thiền, nhóm tượng trang trí “lưỡng
long triều nguyệt”, tượng “Nhật Ông - Nguyệt Bà” trẽn đỉnh nóc đình Tân Lân (Xem
hình 3.97)... là những minh chứng.
- Đặc biệt cặp sóng dôi kiến trúc và hồ nước dược dân gian sử dụng rộng rãi. Nâng
lên tẩm cao mới qua tích hợp văn hóa, hổ chứa nưóc mưa, ao sen hoặc cách điệu thành
non bộ - sơn thủy (Xem hình 3.92b) trang trí bẽn cạnh kiến trúc trong tổng thể kiến trúc
đình, chùa, v.v... là những tồn tại cụ thể. Nhờ vào tính thực dụng và yếu tố thẩm mỹ hài
hòa bản thân nó mang lại cho cõng trình kiến trúc, cặp sóng đôi này trờ thành đặc tính
kiến trúc phổ biến tại Nam Bộ.
- Kỹ thuật mộng gỗ cũng được người Việt tích hợp trong chế tác gỗ, cùng với kỹ
thuật mộng gỗ truyền thống, nhiều hình thức mông gỗ mới đã ra đời. Đặc biệt các môi
giao kèo phức tạp trong bộ khung sườn gỏ Nam Bộ (Xem hình 3.82) cũng là sự tiếp
thu và nâng cao từ kết cấu gổ bản địa trên cơ sờ kỹ thuật kết cấu truyền thống Việt
Nam. Ngoài ra, phương thức xây dựng hỗn hợp gạch đá hay gỗ gạch của người bản địa
(gẩn giống phương thức xây dựng người Việt) được lưu dân Việt tiếp biến, bổ sung,
hoàn thiện và sử dụng nliuẳn nhuyễn trong hầu hết các công trình kiến trúc có giá trị
tại Nam Bộ.
136