Page 130 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 130

Hình 3.82: Mối Hên kết mộng Nam Bộ.   Hình 3.83: Mối giao kéo lại vị tri tứ trụ
                    [Nguồn: TGì              đình chùa Nam Bộ. [Nguồn: TG]

           3.2.2.   Đặc  điểm  nội  hàm  kiến  trúc  biểu  hiện  qua  tính  tích  hợp  vãn  hoá  trong
         đình, chùa Nam Bộ
           3.2.2.1.  Truyền thống tích hợp văn hoá
           Là một nước nhỏ, lại nằm ở vị trí ngã tư dường giao thông quốc tế, lịch sử nước Việt
         Nam,  vì  thế,  là lịch sử đấu  tranh chống  ngoại xâm.  Nhiều lần  trong quá  khứ đã bị các
         nước  lớn xâm chiếm  và đô hộ, do đó, trong giao lưu văn hóa, ảnh hường  văn hóa ngoại
         lai  là  điều  không  tránh  khỏi.  Để  ứng  phó  với  môi  trường  xã  hội  khắc  nghiệt  ấy  trong
         điều kiện nghèo nàn, lạc  hậu...  nhằm tổn tại,  giữ vững bàn sắc văn hóa Việt Nam,  sớm
         xây dựng một nước Viột Nam tiến bộ văn minh, đã từ lâu, tích hợp vãn hóa (Tiếp thu có
         chọn  lọc  tinh  hoa văn  hóa nước  ngoài,  nâng  lên  tầm  cao  mới  cho  phù  hợp vói  truyển
         thống văn hóa Việt Nam, trước khi biểu hiện) trở thành phương cách tốt nhất để ứng phó
         với  hoàn cảnh ấy.  Dẩn dần tích hợp văn hóa trờ thành thói quen qua bao đời của người
         Việt Nam, nó trở thành một trong các truyền thống văn hoá Việt Nam.  Cấc yếu tố vãn
         hóa tích  hợp  tồn  tại  bên cạnh các yếu  tố văn hóa trọng tình  trong cùng một công trình
         kiến trúc là điều thường thấy trong kiến trúc Việt Nam xưa nay.
           Nội dung chính  yếu của tích hợp văn  hóa là quá  trình “tiếp thu-chọn  lọc-nâng  cao-
         biểu hiện”. Thiếu một trong các thành phán của quá trình trên, coi như tích hợp vàn hóa
         chưa thành. Có  thể nói:  Tích hợp vãn hóa là “chìa khóa” cùa tiếp thu, là “qui trình” cơ
         bản  phải  có trước khi  biểu hiện  hình thức  kiến trúc,  là “chất keo” gắn kết văn hóa dân
         tộc  và văn minh nhân loại,...  đó là một trong các  truyền  thống  quí báu của Việt Nam.
         Qua  tích  hợp văn  hóa,  người  Việt Nam  đã “tiếp nhận có chọn  lọc các giá trị văn  hóa
        khác,  nhào nặn thành giá trị cùa chính mình. Tạo ra sự khác biệt trong cái đồng nhất,
        đó chính là bản sắc văn hóa (lân tộc Việt Nam’’ [12]. Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ nằm
        trong  mảng nghệ  thuật của văn hóa Việt Nam,  vì vậy nó cũng theo quá trình này trong
         sáng tác và biểu hiện.

                                                                    131
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135