Page 127 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 127

f) Các cấu tạo chi tiết khác
             Trong dòng chảy luôn  biến  động cùa lịch  sử,  các yếu  tố chi  tiết  thường  dễ  thay đổi
           nhất, chỉ có các yếu tố nào phù hợp với đặc tính văn hóa tộc người mới còn tồn tại bển bỉ
           với thời gian, điều này rất hiếm. Do vậy,  rất  ít chi  tiết kiến trúc  mang tính  lịch  sử được
           kế thừa từ Bắc đến  Nam Bộ. Trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ có thể đơn cử một vài
           đặc trưng chi tiết kiến trúc kế thừa lịch sử như sau:
             Trong cấu tạo phần mái nhà, có thể thấy trong kiến trúc đình, chùa Nam  Bộ, hai đầu
           hổi  liên  thông  với  nhau  (Xem  hình  3.74)  tạo  dòng  không  khí  đối  lưu  (Thường  theo
           hướng  đông  tây),  không  bịt  kín  như kiến  trúc  Hoa,  Kh’mer.  Cũng  như  Bắc  Bộ,  đình,
           chùa Nam  Bộ  luôn  có  “đòn dông” trên dinh nóc  (Xem  hình  3.72)  giữ sự ổn  định  đinh
           kèo và đình nhà, đổng thời gánh tải của sóng nóc.  Sau này, khoảng giữa thế kỷ XX đến
           nay,  do mê tín,  sợ ảnh  huờng  xấu  từ việc  “thượng lương”  (gác  đòn  dông)  không  đúng
           cách, đỏi chỗ đã “trốn” (bỏ) đòn dông.
             Sóng  nóc  thẳng,  kết  thúc  hai  đầu  bẳng  một  hình  tượng  linh  vật  (lân,  phụng,  cá,
           rồng...) (Xem hình 3.75), thường cấc linh vật có dáng tao nhã và quay đầu “hồi” lại nơi
           điểm xuất phất (chính vì vậy vị trí hai đầu sóng nóc gọi là đầu hồi), tạo cảm giác khoang
           hòa,  thủy  chung,  hướng  nội...  Đây  là  một  dặc  trưng  không  thể  thiếu,  thường  thấy  qua
           kiến trúc đình, chùa Nam  Bộ,  rất  phù hợp với  tính chất hướng  nội  trong  vãn  hóa trọng
           tình truyền thống.  Tâm  sóng nóc  thường cũng là tâm nhà,  được  bổ trí trang  trọng hình
           trái  châu  hay  mạt  nguyệt  hoặc  lưỡng  long  triều  (chầu)  nguyệt  Õ ^ltÌS Ị^]),  theo  xu
           hướng trọng tình (Jt1ìf), (Xem hình 3.76). Theo sóng nóc, sóng mái cũng kết thúc bằng
           "tua cuốn” hình rổng, phụng, hay hoa lá cách điệu, tạo cảm giác nhẹ nhàng, sống dộng,
           một kết thúc có hậu.
             Sử dụng cửa “thượng song, hạ bản” (Xem  hình 3.28) vừa kín đáo,  vừa thông thoáng;
           vừa nhẹ  nhàng lại  vừa  thẩm  mỹ,  cũng  là  sự kế thừa  lịch  sử thường  ihấy  qua  kiến  trúc
           đình, chùa Nam Bộ.
             Đối vói cấu tạo nén móng, kế thừa lịch sử và phản ánh đặc thù vùng vãn hoá Nam Bộ
           trong ứng xử và tận dụng môi trường tự nhiên, có thể thấy qua vật liệu “tấn nền” hay bó
           vỉa, thường là đá xanh tảng hoặc “gạch  vổ”.  Đặc biệt,  sau  này tại  Nam  Bộ còn tấn nền
           bằng “đá ong” (Xem hình 3.77), một vật liệu xây dụng thiên nhiên mới, có khá nhiều tại
           các vùng đất giồng và miền đòng Nam Bộ.
             Người Việt Nam thường lát nền, sau khi  nện chặt, bằng vật liệu gạch  nung già, diện
           tích nhỏ. Miền Bắc thưòng sử dụng gạch “Bất Tràng”, Nam Bộ đã kế thừa kinh nghiệm
           trên qua việc sử dụng “gạch tàu” (Xem hình 3.78) để lát nển đình, chùa.  Vật liệu gạch
           nung  già,  diện  tích  nhỏ  có đặc  tính  chống  mài  mòn cao,  độ  co  giãn  “tương  thích” với
           nền dất, do đó mặt nền ít biến dạng, đặc biệt giá thành rè nên rất được  nhân dân đương
           thời ưa chuộng.
           128
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132