Page 124 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 124
3.2.1.3. K ế thừa lịch sử trong cấu tạo và vật liệu kiến trúc
a) Cấu tạo và vật liệu móng
Văn hóa trọng tinh được hình thành từ cuộc sống linh hoạt của xã hội nông nghiệp,
nhất là trong giai đoạn di trú ban đẩu; kiến trúc không phải là vật thể cô' định, nó có
thể tháo lắp và di đời từ nơi này đến nơi khác trong phạm vi hẹp nhằm thích nghi với
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Tập quán sống này vẫn còn kéo dài đến tận
ngày nay, nhất là các vùng nông thôn và miền núi, trung du... Do vậy, một cấu tạo
móng linh hoạt bằng vật liệu dề kiếm hoàn toàn cẩn thiết trong điểu kiện sống như thế
đã sớm ra đời.
Móng của kiến trúc Việt Nam xưa chỉ đơn giản là một “tán đá”, lớn nhỏ tùy thuộc
vào qui mô tòa kiến trúc mà nó “cõng” trên lưng. Tán đá thường đặt trên nền đất “nện”
tạo thành nển thiên nhiên. Tại Nam Bộ, trong hoàn cảnh bất ổn của xã hội nông
nghiệp, tương tự như thuở di trú ban đẩu của cha ỏng. Người Việt (kể cả người Hoa) là
những lưu dân, cuộc sống hầu hết không ổn định, nhất là những giai đoạn đẩu, theo
chân họ, các công trình kiến trúc thường cũng tạm bợ, không ổn định. Đình, chùa cũng
không ngoại lệ. Trong hoàn cảnh xã hội như vậy cộng thêm độ co ngót vật liệu rất lern,
nhất là vật liệu gỗ, dưới tác động của khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, người Nam Bộ đã kế
thừa khá tốt cấu tạo và vật liệu móng linh hoạt nêu trên của người xưa. Tận dụng môi
trường tự nhiên mà thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Kam Bộ, cộng thêm sự cẩn cù sáng
tạo, dá xanh đã dược tạc đẽo thành những viên “tán” làm móng với nhiều kích cỡ khác
nhau phù hợp cho từng cấu trúc nhà và địa cơ từng vùng. Chính vì vậy, tán đá kê cột
(Xem hình 3.71) là cấu tạo móng phổ biến trong kiến trúc đình, chùa nói riêng và kiến
trúc Nam Bộ nói chung, ít ra đến nửa dầu thế kỳ XX. Chính vì vậy, tán đá kẻ cột, vừa
mang tính kế thừa lịch sử, vừa phản ánh nét văn hoá mang tính đặc thù cùa vùng văn
hoá Nam Bộ.
b) Hình thức và vật liệu cột
Trong lịch sử kiến trúc Việt Nam, gỗ là vật liệu xây dựng phổ biến nhất. Do đó, cột
nguyên thủy chính là thân cây nguyên hoặc gia công đôi chút cho thẩm mỹ và bền chắc.
Dạng tròn tự nhiên của thân cây là hình thức phổ biến của cột gỗ xưa nay, nó vừa tiết
kiệm gỗ (sử dụng hầu hết thân gỗ) lại vừa thích dụng (ít nguy hiểm vì không có cạnh sắc
bén). Cũng như tán đá, kiến trúc đình và chùa Nam Bộ đã kế thừa lịch sử tương dối tốt
hình thức cột tròn nêu trên (Xem hình 3.70), đổng thời, qua đó cho thấy một phản ánh
văn hoá qua việc tận dụng môi trường tự nhiên trong thời gian đầu khai hoang, khi mà
gỗ hầu như có thừa thãi khắp nơi tại Nam Bộ. Chỉ sau này, để ít tốn diện tích và dễ dàng
vân chuyển khi nguồn gỗ ờ khá xa nơi xây dựng, người Nam Bộ đã sử dụng cột vuông
thay thế cột tròn đối vói các công trình ít quan trọng, hoặc sử dụng hỗn hợp cả hai hình
thức vuông ưòn trong cùng một công trình.
125