Page 121 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 121

mang nôi dung truyển thống, mang bản sắc dân tộc là các bài học kinh nghiệm cần dược
           chú ý kế thừa.
             3.2.1.2. KỂ thừa lịch sử trong tổng thể kiến trúc
             Kenzo Tange đã từng nhận định:  “Một khía cạnh khác của kiến  trúc và đô  thị  trong
           xã  hội  thông  tin-truyền  thông  cùa  chúng  ta  là  mối  quan  hệ  liên  kiến  trúc”  (Another
           aspect  of architecture  and cities  in our informational  - communication  society  is  inter-
           architectural relations). Mặc dù chưa phải là một xã hỏi thông tin-truyền thông, nhưng từ
           lâu, người  Việt Nam  trước dày đã  nhân  thức  được mối quan  hộ  liên  kiến  trúc  ấy  và đã
           từng thực hiện thành công việc gắn kết các công trình kiến trúc riêng lẻ vào xu  thế kiến
           tạo chung của cả khu vực xây dựng công trình.
             Kiến trúc ngày nay - kiến trúc trong xã hội thông tin - truyền thông, đang tìm  tòi  và
           rất  khó khăn để  thực  thi  từng  bước  điều  tưởng chừng  như dơn  giản  trên.  Chính  xu  thế
           kiến tạo chung (Common building tendency) cùa khu vực xây dựng công trình và không
           gian  “láng  giềng”  (Neighbouring  space)  là  những  yếu  tô' rất  quan  trọng  tạo  nên  “mối
           quan hệ liên kiến trúc”, tạo sự hài hòa cần thiết làm cơ sở cho tác phẩm kiến trúc di vào
           lòng mỗi người.
             Chính khi  sáng tác kiến trúc theo xu  thế kiến tạo chung của khu vực và phù  hợp với
           không gian láng giềng, tác giả đã tạo nên mối “quan hệ liên kiến trúc”, mối quan hệ này
           mang  tính tổng hợp,  rất  phù hợp với dặc tính tổng hợp của truyền  thống  văn  hóa  trọng
           tình. Đó cũng là lý do giải thích tại  sao, kiến trúc  theo truyền thống vãn  hoá  trọng tình
           của vùng vãn hoá  Nam  Bộ trước kia,  nhất là kiến trúc dinh và chùa, đã hoà  vào xu  thế
           kiến tạo chung của khu vực và đã từng đi vào lòng mỗi người dân Nam Bộ. Bên cạnh đó,
           cấu trúc không gian cách  tân theo trào lưu hiện đại cũng cùng song song tồn tại. Bởi  lẽ,
           xu thế kiến tạo chung của khu vực và không gian láng giềng luôn dược dổi mới  theo sự
           tiến  bộ của thời  đại  mới,  để  phù  hợp với  nó,  cấu  trúc  không  gian  đình chùa  cũng  phải
           được cách tân.
             Cụ thể hơn, kế thừa lịch sử trong tổng thể kiến trúc đình, chùa Nam Bộ chính là thực thi
           việc gắn kết từng công trình kiến trúc đình, chùa riêng lẻ vào xu thế kiến tạo chung của cả
           khu vực xây dựng công trình ấy, tạo sự hài hòa trong cảm nhận của cộng đổng, đổng thời
           tạo sự cách tân cần có,  mang tính thời đại, trong biểu hiện công trình. Tất cả nhằm  mục
           dích đưa công trình vào “quỹ đạo” nhận  thức  thẩm  mỹ chung của thòi  đại,  để kiến  trúc
           dinh, chùa vừa hiện đại, đồng thời vừa phù hợp với văn hóa truyển thống Việt Nam.
             Qua các công trình đình chùa cổ còn tồn tại, có thể nhận thấy:
             -   v ể  phương  diện  vị  trí,  xuất phát từ nhu cáu  sử dụng  và công  năng  từng  loại  công
           trình,  trước  đây, khoảng  giữa thế kỷ XX trở về trưóc, vị trí đình và chùa có  khác  nhau
           dẫn đến “mối quan hệ liên kiến trúc” đối với “khống gian láng giềng” cũng khác:
             Xét  về công  năng,  đình  (xưa) ngoài  chức  năng thờ Thành  Hoàng  còn  có  chức  năng
           “việc làng”, luôn liên hệ trực tiếp với dân chúng,  vì vậy vị trí thường được đặt tại trung

           122
   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126