Page 117 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 117

3.1.3.4.   Các biểu hiện  văn hóa cụ thể qua giải pháp kết cấu trong tùng giai đoạn
           lịch sử

             a) Giai đoạn Đụi Việt
             - Vé kết cấu chịu lực: Sử dụng phổ biến bộ khung sườn “đâm trinh, cột kê” thuán gỗ;
           cột gỗ tròn;  kèo “gác” (kẻ chuyền), có “trổng cối” ờ giữa; liên kết các bộ phận bằng liên
           kết “mộng” gỗ không đóng đinh,  sử dụng “con xỏ” để  liên kết  hai  “má  kèo” hoặc  kèo
           vào cột.  Kèo luôn  “thả”  theo chiều “thuận dương”(thả “vọng ví”- tức  thanh kèo đưa  về
           phía trước luôn nằm vị trí bên tay phải) và dùng tán đá để kê cột (Xem hình 3.60).
             - Kết cấu bao che:  Mái thường lợp ngói máng xối, đuôi mái thẳng, sóng nóc thẳng có
           đầu  hổi  (hình “rồng” hay “giao lá” quay  ngược  lại).  Có “đòn  dông” giữa  nóc,  đòn  tay
           “hộp”.  Hai đầu  nóc  (khu đĩ) “liên thông” (Xem  hình  3.74).  Vách  thường  bầng  gỗ theo
           dạng “chấn song”, "bổ kho” hay “vách lụa”. Nền lát gạch dất nung, tấn nên đá ong.
             b) Giai đoạn Pháp tliuộc (1858-1954)
             - Phân đoạn cuối thế kỷ XIX (1858-1897)
             Trong giai đoạn  này đã bắt đầu xuâì hiện tưừng xây  gạch đất nung hồ xi-măng,  vòm
           cửa cong. Vật liệu sắt trang trí bắt đầu xuất hiện, nhưng còn hạn chế.
             Sau  thời  gian  thích  ứng  với  điểu  kiện  tự nhiên,  tán  đá  kê  cột có  chân  đế thấp được
           thay bằng tán đá có chân đế cao tại vị trí tiếp cận nước (Xem hình 3.62).
             - Phân đoạn đẩu thế kỷ XX (1897-1954):
             Trong giai đoạn  này đã có nhiều thay đổi lớn trong cấu trúc đình,  chùa Nam  Bộ.  Hệ
           thống cấu trúc bên trong công trình bắt đầu được đơn giản hóa.  Bẽ-tông cốt thép, hổ xi-
           măng dược sử dụng rộng rãi.
             Đặc  biệt bộ khung sườn kết cấu bê-tông đã có mặt.  Liên kết bu-lông, đinh, vít được
           dừng phổ biến. Móng bê-tông được sử dụng, nhưng còn hạn chế.
             Ngói lá (vẩy cá) và ngói móc (ngói Tây) bắt đầu xuất hiện (Xem hình 3.61). Tấn nền
           bằng “đá tảng” hoặc xây bằng “gạch vổ”, hồ xi-măng.
             c) Giai, đoạn 1954-1975
             Kiến trúc “chùa lầu” với khung sườn,  sàn, mái... bê-tông rất phổ biến, móng bê-tông
           thay thế “tấn đá”, kết cấu khung sườn gỗ gẩn như biến mất.
             d) Giai đoạn ¡975 đến nay
             Ngoài  một  số  ứng  dụng  thành  tựu  khoa  học  mang  tính  thời  đại  như:  Cừ  bê-tông,
           móng cọc nhồi, bê-tông ứng lực, bê-tông lưới thép..., cấu trúc chung của đình chùa Nam
           Bộ,  về  cơ bản,  chưa có  sự thay đổi  lớn  so với  giai  đoạn  1954-1975.  Tuy  nhiên  một  số
           ứng  dụng  mới  nêu  trên,  tuy  chưa  nhiều,  nhưng  đã  mở  ra  hướng  đi  mới  cho  kiến  trúc
           dinh, chùa Nam Bộ trong tương lai.

           118
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122