Page 115 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 115

Một số đình, chùa xây dựng và  sửa chữa trong thế kỷ  XX, hầu hết tường, vách ngăn
            đều  xây  gạch,  quét  vôi.  Một  số xây  dựng  và sửa chữa  trong  thập niên  cuối  thế kỷ  XX
            còn sử dụng sơn nước thay vôi, một đổi mới cần thiết trong phong cách hiện dại.
              Như vậy  tường  vách  xây  gạch,  hổ  xi-măng,  quét  vôi  là phổ  biến  trong  hẩu  hết  các
            công trình đình, chùa còn tổn tại hiện nay tại Nam Bộ.
              b)     Giải pháp mái
              Trong phẩn “Đặc điểm tự nhiên, khí hậu” Nam Bộ, cho chúng ta thấy rằng vùng Nam
            Bộ có nển nhiệt độ cao, gần như khõng thay dổi quanh năm, nắng nhiều, cường độ mưa
            cũng khá lớn và khí hậu ít biến đổi, ít có gió lốc to. Các yếu tố thòi tiết này là cơ sờ định
            dạng hệ kết cấu và cấu trúc mái đình, chùa Nam Bò.
              Nhìn chung,  hẩu  hết đình,  chùa đều có mái dốc  (kể cả mái  dốc  bê-tông).  Dạng  mái
            bằng  bê-tông chỉ  mới xuất hiện gần đây nhưng  rất hiếm, đa số chi để tạo một mặt  tiển
            “bẻ thế” hiện đại qua kiểu thức “nhà thảo bạt”, có thể thấy ở mặt tiền đình Phong  Phú-
            Thủ Đức (Xem hình 3.57), chùa Tôn Thạnh-Long An... hoặc chỉ đom giản là sụ sửa chữa
            ‘hiện đại” như hậu tổ chùa Bửu Phong-Biên Hòa...
              Có hai loại mái dốc nhận thấy qua kiến trúc đình, chùa:
              - Loại truyển thống:  Với loại này, bộ sườn mái là hệ thống “mi, mè” gỗ, bên trên lợp
            ngói “máng xối”(ngói âm-dương), ngói ống trúc, ngói “vẩy cá” (ngói lá) hoặc “ngói tây”
            (ngói  móc-ngói  máy);  trong  đó  ngói  máng  xối  (Xem  hình  3.58)  thường  được  sử dụng
            rộng rãi từ giữa thế kỷ XX trở vể trước, đây là một ứng xử phù hợp với điều kiện then tiết
            dặc thù tại Nam Bộ như trên (lắm mưa, nhiều nắng, ít gió bão);  có thê thấy qua cấu trúc
            mái  của  các đình,  chùa cổ  như các  đình  Đức  Thắng-Thuận  Hải,  Hiệp Ninh-Tây  Ninh,
            Bình  Hòa-TP.HCM,  Thắng  Tam-Vũng  Tàu,  hoặc  các  chùa  Huệ  Quang-Bến  Tre,  Kim
            Cang-Long An, Hội Thọ-Tiển Giang, Giác Lâm-TP.HCM...
              - Loại hiện dại:  Sau  khi tích hợp văn hoá với Tây phương, nhằm lô-gích (hợp lý) với
            cấu trúc chung cùa bộ khung sườn bê-tông hiện đại, một cấu trúc mái mới dã xuất hiện.
            Với loại này, hệ rui mè của khung sườn mái được thay thế bằng tấm bê-tông nguyên bản
            trải theo chiểu dốc như dốc mái ngói truyển thống tương úng, bên trên được “dán” ngói
            vẫy cá hoặc ngói ống trúc, không có hệ rui, mè. Đa số các đình, chùa tân tạo đều hay sử
            dụng  loại  này  như chùa Xá  Lợi-TP.HCM, Vĩnh Nghiêm-TP.HCM, Bửu  Liên-TP.HCM,
            Thiên Khánh-Long An,  ni viện Thiện Hòa-Long Thành... cá biệt có chùa còn thay ngói
            vẩy cá bằng “ngói mũi Hài” như chùa Châu Thới-Biên Hòa (Xem hình 3.59). Đây là sự
            sáng  tạo nhằm  tìm  kiếm  một  lối thoát,  một  sự cách  tân cho kiến  trúc  hiện đại  kết  hợp
            truyền thống.
              Ngoài  ra,  ngói  ống  trúc  thường  thấy  đa  phần  ờ mái  đình,  chùa  gốc  Hoa  như  đình
            Minh  Hương  Gia  Thạnh-TP.HCM,  Nghĩa  Thuận-TP.HCM,  Tân  Lân-Biên  Hòa,—  hoặc
            chùa  Bà Thiên  Hậu-TP.HCM,  chùa Bà-Bình  Dương,  Long Bàn-Bà Rịa,  Viên Minh-Bến

            116
   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120