Page 111 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 111
đại cũng có điều kiện phát triển trong giải pháp kết cấu mới của kiến trúc đình, chùa và
nhà ờ dân gian. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại trong giải pháp gia cố nền móng
như cừ bê-tông, kể cả móng cọc nhồi cũng dược nhiều đình, chùa ứng dụng. Do dặc tính
cấu trúc mới, móng chính thường chôn sâu dưới mặt đất. Bên trên nển, để tạo dáng, chàn
cột giã được đắp nổi hoặc ốp thạch cao, tạo cảm giác có tán kê côt như trước kia (Xem
hình 3.50). Dạng thức này thường rất dễ nhận thấy ờ các dinh, chùa xây mới với khung
sườn bẽ-tông như các chùa VTnh Nghiêm-TP.HCM, Ấn Quang-TP.HCM, Bửu Liên-
TP.HCM, Thiền viện Thường Chiếu-Long Thành, Phổ Minh-Kiên Giang hoặc các đình
Mỹ Lộc-Long An, Phong Phú-Thủ Đức, Dương Đông-Phú Quốc...
b) Giải pháp nền
Như phần trên đã trình bày, Nam Bộ thuộc vùng đất bồi trũng, vì vậy, hàng năm nước
lũ lẻn rất cao gây ngập úng, có khi hàng tháng. Để khắc phục và bảo vệ, kiến trúc đình,
chùa tại Nam Bộ thường có nển rất cao vói nhiều bậc cấp đi lên. Xung quanh nền dinh,
chùa (bó vỉa), thường được tận dụng vật liệu địa phương để xây dựng như đá tảng hoặc
đá ong phiến rất dẩy. Bên trên nền đất nện thường được trải một lớp cát để lát “gạch
tàu”, về sau được thay thế bằng lớp gạch hoa hiện đại. Đây là kết quả của sự giao thoa
vãn hóa với bản địa (sẽ trình bày sau) và việc ứng xử vói môi trường tự nhiên (dối phó và
tận dụng tự nhiên). Có thể thấy dạng nển này ờ hẩn hết dinh, chùa cổ như các đình: Hiệp
Ninh-Tây Ninh, Tân Lân-Biên Hòa, Bình Hòa-TP.HCM, Long Thanh-Vĩnh Long,... hoặc
các chùa Bửu Phong-Biên Hòa, Giác Lâm-TP.HCM, Hôi Khánh-Bình Dương v.v... về
sau, mặc dù đình, chùa được xây dựng mới với bộ khung sườn và kết cấu hiện đại,
nhưng nền đình, chùa vẫn dược tổn cao và bao bó lại bằng tường gạch dầy, ốp ngoài
bằng đá chẻ hay đá “da qui”, đôi khi chỉ xây gạch tô hồ kẻ ron (joint). Dễ nhận thấy qua
các đình cách tân như Phong Phú-Thù Đức, Thắng Tam-Vũng Tàu, Mỹ Phước-An
Giang,... hoặc chùa Từ Hiếu-TP.HCM, Thiên Khánh-Long An, Giác Thiên-Vĩnh Long.
3.1.3.2. Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua bộ khung sườn chịu lực
Trong nhận dạng chung về mặt hình thức thì bộ khung sườn chịu lục cùa đình và chùa
gần nhu tương đồng nhau, có thể chia thành 4 dạng thức như sau:
a) Bộ khung sườri thuần gỗ truyền thống
Đây là dạng thức khung sườn chịu lực làm toàn bộ bằng gỗ có từ trước khi kỹ thuật
xây dựng phương tầy được du nhập vào Việt Nam, khoảng giữa thế kỷ XVII trở vể trước
và còn kéo dài đến cuối thế kỷ XIX. Việc sử dụng bô khung sườn thuần gỗ (Xem hình
3.51) là một ứng xử khác trong việc tận dụng môi trường tự nhiên lúc bấy giờ - khi mà
gỗ còn là vật liệu xây dựng có thừa thãi trong buổi đầu khai hoang lập làng. Theo thời
gian, dưới khí hậu nóng và ẩm khắc nghiệt tại đây, vật liệu gỗ, nhất là các bộ phận bao
che bên ngòai, bị hư hoại dẩn theo năm tháng. Từ nguyên nhân trên cho thấy, khó tìm
được bộ khung sườn thuần gỗ truyền thống còn tồn tại nguyên vẹn trong các đình, chùa
112