Page 112 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 112
hiện nay tại Nam Bộ, khi mà hầu hết kít cấu bao che gỗ, từ lâu, đã không còn thích hợp.
Tuy thế, trong một số dinh, chùa; tường gạch được xây kề sát bên ngoài cột biên, vẫn
còn tồn tại bộ khung sườn thuẩn gỗ này như các đình: Long Hung-Tiển Giang, Long
Thanh-Vĩnh Long, Tân Hưng-Bạc Liêu, đặc biệt chùa Giác Lãm-TP.HCM bộ khung
sườn thuần gỗ còn tồn tại gần như nguyên vẹn, nhất là khối nhà chính điện, dù đã trải
qua nhiều lần đại trùng tu.
Bộ khung sườn thuần gỗ trong dinh, chùa Nam Bộ như Huỳnh Ngọc Tràng đã mô tả:
"Nhìn chung, đình (chùa) lùng Nam Bộ gồm một quẩn thề gồm nhiều nhà vuông có bốn
cột cái, gọi là tứ trụ hay tử tượng. Loại nhà này có diện tích mở rộng ra bốn phía bằng
bộ kèo đâm và kèo quyết đều nhau vuông vức" [63], Qua mô tả trên cho thấy: Bộ khung
sườn thuần gỗ trong đình, chùa Nam Bộ có đinh nóc rất ngắn so với chiều dài mặt dứng.
Từ “tứ trụ”, các bộ kèo như những nhánh cây tủa ra các hướng nối các cột “hàng nhì”,
“hàng ba” hay “hàng tư” kết hợp đểu đặn, đối xứng xung quanh tạo thành một không
gian nghi lễ thoáng đãng cần thiết cho nơi thờ tự. Phụ lực với các khung kèo, còn có hệ
thông “xuyên-trính” đàm ngang, nối dọc, tạo thế ổn định chung cho toàn thể bộ khung
sườn thuần gỗ Nam Bộ. Qua bộ khung chịu lực này cho thấy: Hệ kết cấu hoàn toàn chỉ
là sự liên kết khớp ở “dàn đầu”; các chân cột của “dàn chân” chỉ tì tự do lên các tán đá,
không có chân ngạch cửa hay xuyên lui chống bão như các vùng Bắc và Trung Bộ.
Chính sự đơn giản của bộ “dàn trò” cho thấy nét đặc thù cơ bản của giải pháp kết cấu
xuất phát từ đặc điểm tự nhiên khí hậu của vùng Nam Bộ. Bộ dàn trò chùa Giác Lâm là
môt ví dụ.
b) Bộ khung sườn £0 phôi họp tưcmg, cột gạch
Bước chuyển biến Ihứ hai, khoảng nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, khi
khoa học xây dim g Nam Bộ vừa mới tiếp xúc với văn minh phương tây, đã cho ra dời bộ
khung sườn gỗ “cải cách” kết hợp mỏt phần với kết cấu tường gạch, cột gạch mới được
tích hợp sử dụng (Xem hình 3.52). Vói kiểu thức này, phẩn lớn bộ khung sườn truyển
thống vẫn được giữ nguyên, chì thay thế những cột tiếp giáp với tường gạch bằng cột
gạch. Dễ dàng nhận thấy sự cải cách này ờ các đình, chùa xuất hiện trước thời Pháp
thuộc và được trùng tu ờ cuối thế kỷ XIX hoặc đẩu thế kỷ XX như các đình Gia Lộc-Tây
Ninh, Bình Hòa-TP.HCM, Mỹ Phuớc-Long Xuyên,... hoặc các chùa Phước Tường-Thủ
Đức, Giác Viên-TP.HCM...
Theo năm tháng, sự ưu việt của giải pháp kết cấu mới được khẳng định, tiến xa hơn
bước nữa, ngoài việc thay thế các cột gỗ “hàng ba” (nâm tiếp giáp với tường) bằng cột
gạch; cột hiên “hàng tư” cũng được thay bằng cột gạch, thường tiết diện vuông (Xem
hình 3.54) như các đình Phú Nhuận-TP.HCM, Nguyễn Hữu Cảnh-Biẽn Hòa, Đông Phú-
TP.HCM,... hoặc các chùa Long Thiển-Biên Hòa, Từ Ân-TP.HCM, Phụng Sơn-
TP.HCM... Qua đây cho thấy người dân Nam Bộ luòn có ý hướng đổi mới, thoát ly khỏi
sự bất hợp lý đã có trước và vươn tới theo những tiến bộ mới của xã hội.
113