Page 107 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 107

Hình 3.44: Chán cột đá mài -   Hình 3.45: Trang trí tượng thờ đặt trong tù kính -
             chùa Ưu Đàm. [Nguồn: TG]         chùa Pháp Hội. [Nguồn: 67]
             Trong các đình, chùa hiện đại, các bao lam không nhiều, da phẩn được “hiện đại  hóa”
           bằng  vật liệu bê-tông, do đó đường nét ít sắc sảo hơn vật liệu gỗ (Xem hình 3.46). Đây
           có thể xem là bước  đột phá mới  trong cấu  trúc chi tiết nội thất đình, chùa theo phương
           hướng đổi  mới  trong phát triển.  Tuy nhìn chung chưa thành công lắm,  nhưng  là nhũng
           tín  hiệu đáng  mùng.  Có thể thấy qua đình  Phước  Hòa-Bà Rịa,  hoặc các  chùa  Lâm  Tế-
           TP.HCM, Bửu Liên-TP.HCM.
             Các câu đối  rất hiếm thấy trong các đình, chùa hiện đại,  nó dã lui vào dĩ vãng cùng
           với nền  Nho học.  Nếu  có cũng  đã được  “Việt Ngữ hóa” như các  câu  đối  ờ chùa  Vĩnh
           Nghiêm, chùa Pháp Hoa... Còn lại phẫn lớn đình, chùa hiện dại không có câu đối. Thay
           vào đó là các “pano” ihư pháp với các nội dung khuyến thiện tương tự các nội dung câu
           đổi xưa (Xem hình 3.48). Đây là một biến đổi linh hoạt rất “tế nhị”, tuy chưa hoàn chỉnh
           về mặt hình thức và phổ biến rộng rãi,  nhưng đây là loại hình “thay thế” câu dối  mang
           tính hiện đại, lương đối hợp lý, cẩn chú ý nghiên cứu ứng dụng.
             Hình thức hoành phi cũng ít được tìm thấy, tuy ít nhưng hầu hết đều tinh xảo như các
           hoành  phi  gỗ  ở  các  chùa  An  Lạc,  Nam  Thiên  Nhất  Trụ,  Ân  Quang,  Vĩnh  Nghiêm...
           Hoành  phi  bê-tông dạng  cuốn  thư cũng khá phổ  biến như ở chùa Bửu  Liên  (Xem  hình
           3.47), Quảng Hương Già Lam... Đối với hoành phi, bút pháp viết theo chiều ngang (trục
           hoành) phù hợp với cách viết Việt ngữ hiện nay, đây là một thuận lợi trong phát triển với
           ngôn ngữ Việt Nam dương đại.
             Tượng  thờ trong  chùa  (không  có ờ đình)  hiện  đại  thường đơn  giản  nhưng  tập trung
           hơn (một hoặc ba tượng), hầu hết là tượng lớn bằng vật liệu nặng như xi-măng cốt thép,
           đá (chùa Xá Lợi), kể cả gỗ quí (chùa Bửu Liên) hoặc thạch cao.  Cách thò tự như trên là
           kết  quả  của  quá  trình  tích  hợp  vãn  hoá  với  phương  Tây;  tư duy  phân  tích,  tập  trung,
           mang tính hướng thượng đã hình thành qua hình thức thờ tự như trên.

           108
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112