Page 104 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 104
phần trên đã trình bày; kế đến là các dạng thức hoa văn trang trí, gờ chỉ “Âu Tây” hỗn
dung hay tiếp biến trong nội thất và ngoài mặt tiền; sau hết là các vật thể trang trí nội
thất kiểu “Tây” như đèn chùm, kính màu, đèn Mãng-xông... Tất cả các cách tân này dã
làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đình, chùa; mặt tiền đình, chùa dã được “chi tiết hóa” theo
kiểu tư duy phân tích của kiến trúc phương Tây, tính chất động-dương tính biểu hiện khá
rõ nét. Tuy không gian nội thất chưa thay đổi do còn giữ lại bộ khung sườn truyền
thống, nhưng cái thâm u, tĩnh mịch trước đây đang dần bị “khuấy động” bởi màu sắc và
ánh sáng mới của nghệ thuật kiến trúc Âu Tây. Đại biểu rõ nhất cho phong cách này có
thể kể đến: Đình Hiệp Ninh - Tây Ninh (Xem hình 3.41), chùa Vĩnh Tràng - Tiền Giang,
chùa Giác Hải - TP.HCM...
Hình 3.41: Phong cách cách tân đầu thê kỷ XX: Dinh Gia Lộc và đình Hiệp Ninh.
[Nguôn: 52]
- Phong cách cách tân biểu hiện qua mặt cắt và không gian nội thất:
Với phong cách cách tân, nhìn chung, mặt cắt và không gian nội thất chưa khác mấy
so với phong cách thuần cổ. Chính điều này đã giúp cho các đình, chùa theo phorig cách
cách tân ít bị “kỳ dị” đối với cách nhìn quen thuộc người dân lúc bấy giờ và công chúng
dễ dàng chấp nhận.
- Phong cách cách tân biểu hiện qua màu sắc nội thất:
So với phong cách thuần cổ thì màu sắc nội thất của phong cách cách tân có “sáng”
hom, tường vách không còn màu gụ đen của vách gỗ nữa mà tường gạch hổ xi-măng
được quét vôi màu vàng nhạt hay trắng. Tính chất u tịch đang được “quang hóa” dẩn.
Các màu sắc khác vẫn như cũ.
- Phong cách cách tân biểu hiện qua hình tượng trang trí nội thất:
Vẫn là các vật Ihể động truyền thống: Bàn thờ, bao lam, hoành phi, câu đối, tượng,
nghi cụ... kết hợp với vật thể tĩnh như cột, kèo, cửa, nền gạch... Sô' lượng có chiều
hướng giảm dần nhưng bù vào là sự hiện diện thêm một số vật thể trang trí Âu-Tây
như đã trình bày ờ phẩn trên. Đặc biệt đa số nền được cách tân bằng loại hình “gạch
bông” hiện đại.
105