Page 105 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 105

c) Phong cách hiện đại
             Sau  thời  gian  chuyển  biến  không dài  lắm  qua phong  cách  cách  tân,  theo  bước  chân
           lịch sử, kiến trúc đình, chùa dã thay đổi hẳn bộ mặt và không gian nội thất để bước qua
           phong cách hiện đại. Phong cách hiện đại bắt dầu hình thành khoảng giữa thế kỷ XX và
           phát triển mạnh vào thập niên  60 cùa thế kỷ này. Gián đoạn  một phẩn tư thế kỷ do thời
           cuộc, hiện nay - cuối thế kỷ XX, phong cách hiện đại đang củng cố và phát triển theo xu
           thế thời đại mới.
             Tuy chỉ  hình  thành  trong thời  gian rất ngắn,  nhưng  phong cách  hiện dại  đã có được
           một  số  công  trình  tiêu  biểu  như  các  đình:  Phong  Phú  -  Thù  Đức,  Trần  Hưng  Đạo  -
           TP.HCM,...  hoặc  các  chùa:  Vĩnh  Nghiêm  -  TP.HCM,  Xá  Lợi  -  TP.HCM,  Ấn  Quang  -
           TP.HCM (Xem  hình  3.116), Tuyền Lâm - TP.HCM, Nam Thiên  Nhất Trụ - Thủ Đức...,
           các cồng  trình trên đã ghi lại  nhũng dấu ấn trong kiến trúc đình, chùa hiện đại qua các
           yếu tố sau:
             + Phong cách hiện đại biểu hiện qua mặt cắt và không gian nội thất:
             Các  kiến  trúc đình chùa cuối  thế kỷ  XX,  rõ  nét  nhất  là kiến trúc  chùa,  phần  lớn  đã
           nâng cấp  thành  “chùa lầu”.  Chính  nguyên  nhân  này  đã  dẫn  đến  sự thay  dổi  cơ bản  về
           mặt cắt và không gian nội thất. Khối tích “hình hộp” và không gian nội thất mới, là sản
           phẩm  của phong cách hiện  đại.  Do kiến trúc đình, chùa hiện đại  ứng dụng khung sườn
           bê-tông nên có thể vượt nhịp rất xa tạo thành không gian thoáng rộng, bề thế. Thêm vào
           đó  là  mái  bê-tông  có dốc  cao  (thường  được  sử dụng  trong  chùa hiện  đại,  giả như mái
           ngói) theo trục dọc (Xem hình 3.42) - ngược với dốc mái ngói cũ theo trục ngang, đã tạo
           ra một không gian nội thất mới có chiều hướng “hưcmg thượng” nhiểu hơn.  Không gian
           u  tịch  “hướng  nội”  biểu  hiện  truyền  thống  vãn  hoá  trọng  tình  của  tư duy  nông  nghiệp
           bao  đời,  dã thực  sự nhường  chỗ  cho  không  gian  khoáng  đãng,  “huớng  thượng”,  mang
           dáng  vẻ  “nhà  thờ”  (Church-analogy  form)  theo  tu  duy  thương  nghiệp  của  phong  cách
           hiện đại phương Tây. Sự hỗn dung này cần được xem xét rất kỷ ở nhiểu gốc đô khoa học
           khác nhau  nhằm tìm  ra định hướng phù hợp cho tương lai kiến trúc đình, chùa tại  Nam
           Bộ.  Tuy  nhiên,  cũng  phải  nhìn  nhận  rằng,  sự "hiện  đại  hóa"  này  trong  kiến  trúc  đình,
           chùa; đa phần  ít “lạc điệu” so với phong cách ở mới của người dân, khi mà đa số không
           gian ờ của họ cũng mang dáng vẻ “hình hộp” của cấu trúc bẻ-tông dơn giản trong nhà ờ,
           nhất là nhà ờ tại các đổ thị  văn  minh  như Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, đa số
           kiến trúc đình, chùa theo phong cách hiện đại thường qui tụ tại các khu đô thị và thị  tứ.
           Bời  lẽ, ngoài các yếu tô khách quan khác như nguồn nhân  lực,  vật lực dồi dào, nhu cầu
           tâm linh nhiều, dất đai thiếu v.v... phong cách hiện đại đã tìm được sự phù hợp của mình
           tại các nơi ờ tập trung ấy.
             + Phong cách hiộn đại biổu hiện qua màu sắc nội thất:
             Trong  phong  cách  hiện  đại,  “phồng  nền  sắc  đen”  của  nôi  thất  thuần  cổ  đã  hoàn
           toàn  được  thay  thế bằng  “phỏng  nền  sáng”  do  hiệu  ứng  ánh  sáng  của  hàng  loạt  cửa
           106
   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110