Page 102 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 102

khi  phong kiến  Việt Nam không còn ảnh  hường trực  tiếp đến Nam Bộ - thuộc địa,  hình
           thức  “sơn  son”  thếp  vàng  mới  được  tìm  thấy ỏ các đình  chùa danh  tiếng  như các  đình
           Hiệp Ninh  - Tây Ninh, Tân  Lân  - Biên  Hòa...,  hoặc các chùa  Phước Tường - Thủ Đức,
           Tập Phước - TP.HCM...  Đây cũng là một biểu hiện xuất phát tù dặc đặc điểm vùng văn
           hoá  Nam  Bộ.  Cũng không  hiếm  các  bức  hoành dược  làm  theo lối  “cuốn  thư”,  sơn son
           thếp vàng rực rỡ, xuất hiện từ đầu thế kỷ XX..
             Đối với đình, trừ một số rất ít như các đình Tân Lân-Biên Hòa,  Phong Phú-Thù Đức,
           Long  Himg-Tiền  Giang,  Tân  Himg-Bạc  Liêu...  là có  tượng  thờ,  đa  số chỉ  có  “thần  vị”
           (Xem  hình  3.36)  không  có  tượng  Thần  (trừu  tượng).  Ngoài  thần  vị,  thường  gặp  trong
           đình  là các  loại  tượng như:  “ngựa thẩn”, “qui-hạc”,  “thần hổ”...  (cụ  thể),  tất cả  thường
           được tạc  đẽo rất  công phu và dược  phủ  bên ngoài  bằng lớp “son ta” nhiều màu,  ít  thấy
           đơn sắc.
             Đối  vói chùa, nhất là chùa cổ,  thì  trái lại,  rất nhiều tượng thò Phật,  Bồ-tát, La-hán...
           như chùa  miển  Bắc;  nhưng đặc  biệt  tại  Nam  Bộ  còn có các  pho tượng  tả “chân”  chân
          dung  các  vị  sư trụ  trì  có  công  lớn  trong  việc  xây  dựng  chùa  như:  Tượng  tổ  Hải  Tịnh
           (chùa Giác Viên) (Xem hình 3.37), tổ Huệ Minh, Huộ Thành (chùa Phụng Sơn)... (Hiện
           thực cụ thể).  Qua đây cho thây tư duy phân tích, một hệ quả của đặc điểm vùng văn hoá
           Nam Bỏ đã bắt đầu được khẳng dịnh qua các tác phẩm nghệ thuật tả chân này.
             Các pho tượng thờ cổ cho đến nay còn lại không nhiẻu  nhưng đây là công trình của
          nhiều hiệp thợ khắp nơi, đa phần là dân du cu Bắc, Trung đến miền Nam lập nghiệp, họ
          đem tinh hoa khắp cả ba miền để sáng tạo ra các tác phẩm điêu khắc độc đáo, dù mang
          hình thức tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng đậm đà sắc thái vàn hóa dân gian Nam Bộ. Tượng
          thờ  thường  không  phải  trong  tư  thế tham  thiền  mà  là  “đang  ở tình  trạng  hoang  hoú,
          thuyết pháp độ sanh. Bộ tượng đã thể hiện được tính thực tiễn cao, đó là tinh thần của
          một đạo Phật nhập thế, đi vào cuộc đởi" [67] (Xem hình 3.39). Yếu tố nhân chủng Việt
          đã đi vào hình  thể da số các  tượng thờ “trang phục đã mất đi những đườrig nét trên áo
          như cổ cao, nút thát và được thay vùo đấy là nliữiig chiếc áo tràng đơn sơ, giản dị...  các
          pho tượtìg này có đôi mắt nhỏ, chân mày xếch, đôi mắt mỏng của người dân Việt” [67]
          (Xem hình 3.40). Hình ảnh thể hiện bình dị và gẩn gũi với nhân dân của các tượng thòr là
          một đặc điểm văn hoấ xuất phát từ đặc điểm của vùng văn hoá Nam Bộ qua tín ngưỡng
          tôn giáo, đã trình bày trong chương 2.
             Có rất nhiều loại  nghi cụ được tìm thấy  trong các đình, chùa như:  Bát bửu,  sạp thờ,
          hòm sắc, đỉnh hương (lư trầm) (Xem hình 3.38), đài nến (chân đèn), lư nhang, chân quả,
          độc  bình,  giá  trống,  giá chuông,  hồng  chung,  chuông,  trống,  khánh,  mõ...,  kể cả  long
          đình (kiệu  rước  sắc  thần), lộng,  tràn phang. Tùy  theo khả năng cũng  như “uy  thế" của
          từng loại đình, chùa mà chất liệu và mức độ thẩm mỹ các nghi cụ có khác nhau, nhưng
          dây là bộ phận khỏng thể thiếu đối với đình, chùa và các chốn tôn nghiêm.

                                                                      103
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107