Page 97 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 97

- Nền gạch và bó vỉa:
                Trước đây  (đầu  thê kỳ XX về  trước) đa số nén  đình, chùa Nam  Bộ,  nhất là  nển hiên
              đình, chùa; được lát bằng “gạch tàu” (Xem hình 3.78), một biến thể của gạch Bát Tràng
              ờ Bắc  Bộ,  có  thể  thấy  trong:  Đình  Hiệp  Ninh  -  Tây  Ninh,  đình  Bình  Hòa  -  TP.HCM,
              chùa Trường Thọ - TP.HCM...  Bó vỉa nền thường bằng dá ong (Xem hình  3.77) hay đá
              xanh.  Càng về  sau  (đầu  thế kỷ  XX  đến  nay),  nền gạch  tàu cũ dã hư, có nơi, được  thay
              thế bằng loại “gạch bồng” xi-măng với mặt sáng bóng, hoa văn sặc sỡ như đình Tân Lân
              -  Biên  Hòa, đình  Bình Thủy  -  Cẩn Thơ, chùa Giác  Lâm  -  TP.HCM,  chùa Bửu  Phong  -
              Biên  Hòa v.v...  và bó vỉa được  xây gạch tô hổ hoặc đúc bằng bê-tông. Đây là một biểu
              hiện cùa văn hoá ứng xử với môi trường xã hội  trong giao lưu văn  hoá với phương Tây.
              Tuy nhiên, không phải lúc  nào sự biểu hiện này cũng thích hợp. Việc thay thê gạch tàu
              bằng  loại  “gạch  bóng” xi-măng với  mặt sáng bóng,  hoa văn  sặc  sỡ (dương  tính  mạnh),
              thường không đổng bộ với cấu trúc chung  toàn cõng trình kiến trúc cũ (âm tính mạnh).
              Trong trường hợp này viộc đổi mới thiếu cân nhắc trờ nên thô thiển.
                3.1.2.3. Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua không gian nội thất
                Theo sự chuyển biến qua thời gian và lịch sử, bằng cách nhìn đương đại, có thể chia
              hình  thức  trang  trí nội  thất  đình,  chùa  Nam  Bộ  thành  3  phong  cách  chính:  Thuần  cổ,
              cách tân và hiện đại.
                a)     Phong cách thuán cổ
                - Phong cách thuần cổ biểu hiện qua mặt cắt không gian nội thất:
                Nếp nhà vuông theo kiểu “ngũ hành”mà hầu hết kiến trúc đình, chùa cổ tại  Nam Bộ
              thường xây dựng,  tự nó đã qui định  một không gian  nội  thất tương  đối  phóng  khoáng.
              Bằng  cách  sử dụng  mặt  bằng  vuông,  lợp  ngói  máng  xối,  độ  dốc  khoảng  22°  (40%),
              không  trần...,  tự  thân  lối  cấu  trúc  này  dã đem  lại  sự vượt  trội  về  không  gian  sử dụng
              trong nội  thất (cao hơn  gần  gấp đôi độ cao mặt  đứng mà tường  bao che  bên  ngoài  xấc
              định), làm cho khối tích không gian  sử dụng  trong nội  Ihất tăng  lên hơn gấp hai  lẩn so
              với  bình  thường.  Sự mờ rộng độ cao (mang  tính dương-động) dã tạo hiệu ứng đột biến
              trong cảm nhận không gian nội thất.  Mặt khác, bằng hiệu ứng  phối  cảnh qua cảm nhận
              thị  giác, hai hệ kèo xiên  song song hợp cùng  hai  hàng cột tròn - thế trực  (dưotng-động)
              cũng  song  song và hàng dòn tay cách đều  thấp dần về  phía chánh điện v.v...  tạo “động
              lực” cho  cảm  nhận  thị  giác  hướng  tầm  vể  phía  thờ  phụng  chính.  Cuối  tẩm  nhìn  được
              “khóa” lại bằng các “bao lam” hay “hoành phi” treo cao ngang (hoành-tĩnh) phía trên bệ
              thờ chính... tất cả đã tạo được một không gian tâm linh với tính hướng nội cẩn thiết cho
              chốn  thờ tự Đông  Phương,  nó  hoàn  toàn  phù hợp  với  truyền  thống  văn  hoá  trọng tình,
              mà đình, chùa là những đại diện tiêu biểu nhất (Xem hình 3.29, 3.30).

              98
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102