Page 99 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 99

- Phong cách thuần cổ biểu hiện qua màu sắc nội thất:
             Trừ một số đình chùa gốc Hoa, đa phần các đình chùa cổ Nam Bộ từ giữa thế kỷ XX
           trở về  trước,  nhìn chung về  mặt  tổng thể,  thường sử dụng “tông” màu  vàng  (vàng  nhạt,
           vàng cam, vàng ánh (thếp vàng)) trên nền sắc đen (đen, đen xám, đen bóng, nâu đen) là
           chủ yếu; kể cả không gian thâm u, thiếu sáng của nội  thất. Các màu khác như đỏ,  hổng,
           cam, lơ... cũng dược kết hợp với diện hẹp như những nét điểm xuyết cần thiết (Xem hình
           3.32). Như vậy, màu sắc sử dụng trong đình chùa Nam Bộ tương dối đơn giản nhưng vẫn
           thể  hiện được  ý  tưởng kiến tạo tâm  linh hướng nội  (âm-bên trong)  và truyền  thống  văn
           hóa trọng tình.
             Ngày  nay, tính chất dộng, dương tính hình thành từ đặc điểm của vùng văn hoá  Nam
           Bộ  (Xem  mục  2.2.2.4)  và sự tích hợp vãn hoá  với  phương  tây  dã  ảnh  hường  nhiều  đến
           cảm  nhận màu sắc  trong  nhân  dân.  Một nội  thất đậm  màu  sắc  âm tính  như trên  không
           còn phù hợp, khỏng gian âm u  của nội thất dần dược cải thiện sấng hơn;  tuy rằng  ‘tông’
           màu sừ dụng trong nội thất vẫn chưa thay đổi nhiều.
             + Phong cách thuần cổ biểu hiện qua hình tượng trang trí nôi thất:
                     I  .          '
             Các hình  tượng  trang  trí trong nôi  thất đình,  chùa cổ  Nam  bộ thường được  tìm  thấy
           qua các vật thể động như: Bàn thờ (hoặc khánh thờ), bao lam, hoành phi, câu đối, tượng
           thờ, nghi cụ (đổ thờ); và các vật thể tỉnh như: Cột, kèo, cửa, nển...
             Trong đình,  chùa  Nam  Bộ,  bàn  thờ (độc  bàn) hay  khánh  thờ thường  được  làm  bằng
           danh mộc, mặt và chân bản thường không chạm trổ, nhưng rèm trước thường dược chạm
           khắc rất tinh vi bằng lối chạm thủng (Xem hình 3.31), các đề tài thường mang tính hiện
           thực  dân  gian  như chuột  trộm  dưa,  sóc  ăn  trái  giác,  dây  bầu,  dây bí,  vịt  lội  ao  sen...,
           những đề tài  mang tính “kinh điển”  hoặc “cung đình” như bát tiên, tứ linh,  tứ bình,...  ít
           tìm thấy trong các đình, chùa cổ; đây cũng là một trong các biểu hiện của đặc điểm vùng
           văn hoá Nam Bộ, các nghệ sĩ của nhân dân đã “thoát ly” khỏi những ràng buộc của nghệ
           thuật kinh điển phong kiến để hướng tới phong cách bình dân, giản dị.
             Đối  với  đình,  bàn  thờ chính  thường  được  tôn  trí thêm  một  khánh  thờ bên  trên  cũng
           chạm  khắc rất  tinh vi,  tất cả  thường được  sơn  son thếp vàng  (Xem  hình  3.36).  Đối  vói
           chùa có phán đơn giản hơn, bàn thờ chính không có khán thờ và thưòng sử dụng sắc nâu
           đen hay nâu gụ. Các bàn thờ phụ của đình và chùa thường đơn giản hơn.
             Đình, chùa Nam Bộ còn có các bao lam trước các điện thờ (Xem hình 3.37), như cửa
           võng  trong  các  đình  chùa miền  Bắc,  được  chạm  trổ  rất  tinh  vi,  thường  là  chạm  thủng
           (chạm lộng). Đối với dinh, nhất là các đình đuợc vua “sắc tứ”, còn mang màu sắc phong
           kiến,  để  tài  thường  là tứ linh,  cá  hóa  long,  rồng, hổ,  thất  hiền,  ngũ  phúc,  mây  hạc  hay
           hoa quả... “Các bao lam này thường được thếp vàng rực rff'  [52],  Đối với chùa, thường
           là điểu mai, điểu trúc (Xem hình 3.33), sóc nho, thập bát la hán, hoa quả, liên áp... hoặc
           mây  rồng,  có  nơi  được  thếp vàng  rực  rỡ như bao  lam  dinh.  Đôi  khi  các  bao lam  được
           nghệ  nhân  thể  hiện  rất  tài tình,  điêu  luyện qua việc  chạm  lộng  cả  hai  mặt  giống  nhau

           100
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104