Page 96 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 96
Thời gian đầu cho đến giữa thế kỷ XIX, đình, chùa sử dụng khá phổ biến lối kiến trúc
này. Sau đó, trong tích hợp văn hóa với phương Tây, dòng văn hóa dương tính, duy lý
phuơng Tây được du nhập, kiểu thức mật đứng như trên bị lấn át dẩn và được thay thế.
Phải trải qua thời gian khá dài hơn thế kỷ để chuyển biến, ngày hõm nay, trừ một số
chùa cổ đã trờ thành di tích còn tồn tại, hình thức mặt đứng đình, chùa đã có nhiều thay
đổi lớn, khối tường mặt đứng ngắn lại rất nhiều và đang có xu thế vươn cao, hoa văn
trang trí cầu kỳ hơn trước bằng các vật liệu xây dựng hiộn đại, điển hình như các chùa
Ấn Quang (Xem hình 3.27), Lâm Tế, Bìru Liên (TP.HCM), Phạt Lớn (Châu Đốc)... Tính
chất động, dương tính, duy lý đang hình thành qua hình thức mặt đứng kiến trúc đình,
chùa hiện đại.
b) Đặc điềm văn hóa biểu hiện qua các chì tiết liên quan đến mặt đứng
- Cửa:
Hiện nay cửa của đình chùa cổ bị hư
hoại gần hết do sự tàn phá nghiệt ngã của
lịch sử Nam Bộ (đã trình bày ở chương I),
các cửa còn tồn tại hiện nay da phần do sự
phục chế hoặc làm mới. Tuy nhiên, qua
những gì còn lại cũng có thể cho chúng ta
hình dung ra hình thức cửa xưa kia thường
là dạng cửa “chấn song” hay “thượng song
hạ bản” với song gỗ tiết diện vuông hoặc
“con tiện” bên trên, bên dưới thường là “đố
bản” chạm khắc tinh xảo (Xem hình 3.28).
Cùa chấn song (đặc rỗng xen kẽ) vừa thể
hiên tính chất âm-dương của văn hoá nhận
thức trong cội nguồn văn hoá Việt Nam,
vừa góp phần thông gió - thoát nhiệt cho
nội thất trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Hình 3.28: cửa “thượng song
Nam Bộ. Thường phong cách chạm khắc hạ hàn" Nam Bộ. [Nguổn: TG]
trên đô' bản cửa đổng bộ với phong cách
chạm khắc gỗ trong nội thất.
Nhưng kể từ 1945 đến nay, gỏ ngày càng quí hiếm và không còn là vật liệu phổ biến
trong xây dựng như các thế kỷ trước, nhất là các loại danh mộc; mặt khác, trong sự tích
hợp với văn hoá phương Tây theo trào lưu vãn hoá hiện đại tại Nam Bộ, cửa chấn song
gỗ dã dược thay thế dần bằng các dạng cửa sắt-kính hoặc nhôm-kính. Có thể thấy qua
hầu hết đình chùa sửa chữa hoặc xây mới trong giai đoạn 1945-1975.
97