Page 106 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 106
đi, cửa sổ... (Xem hình 3.43) thoáng rộng bô trí xung quanh, hợp cùng các bức tường
vôi sáng (có khi là sơn nước). Các loại màu sắc khác thường được cân nhắc chọn lựa
rất kỹ, (thường là có sự phối kết với các kiến trúc sư thiết kế công trình), nên tương
đối hài hòa.
Hình 3.42: Mái dốc BTCT hiện đại - Hình 3.43: Ánh sáng chan hòa
Nội thất chùa Bìtu Liên. trong nội thất chùa hiện đại.
[Nguổn:TG] [Nguồn: TG]
Màu sắc theo quan điểm “trọng tình” truyền thống cùa xứ nông nghiệp Đông phương
mậc nhiên được thay thế bằng quan điểm “trọng lý" của phong cách phương Tây. Đặc
biệt, màu sắc của ánh sáng điện được sử dụng khá phổ biến trong không gian nội thất
đình, chùa hiện đại tại các đô thị (kể cả một sô' nơi ờ nông thôn). Có thể thấy cách thức
sử dụng màu sắc và ánh sáng trong nội thất đình, chùa, lúc này, rất giống với màu sắc
của kiến trúc dân cư lân cận. Đây là sự tương quan cẩn có trong tổng thể kiến trúc, tạo
sự hài hòa giữa kiến trúc và môi cảnh xung quanh. Tuy nhiên, vể phương diện truyền
thôìig và bản sắc dân tôc, cần nghiên cứu sâu sắc hơn nhằm tìm ra định hướng chung đối
với kiến trúc đình, chùa tại các dô thị, kể cả đình, chùa xây mới.
+ Phong cách hiện đại biểu hiện qua hình tượng trang trí nội thất:
Vẫn là các vật thể động và tĩnh quen thuộc của nội thất đình chùa, chưa thấy có thay
dổi lớn; nhưng đến phong cách hiện đại, sau khi tích hợp vãn hóa với phương tây, các
tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành, thì chất lượng và
chất liệu sẽ tinh xảo hơn và tốt hơn.
Các bàn thờ, hương án được chạm trổ rất công phu, có nơi sử đụng cả đá mài
(Granito) để tô điểm (Xem hình 3.44) như các chùa Xá Lợi, Huê Lâm.... Có chùa còn
“hoài cổ” sử dụng sắc đen bóng của sơn mài để trang trí bàn thờ như Ân Quang, Vĩnh
Nghiêm, Nam Thiên Nhất Trụ... hoặc dán gạch men bóng lộn như Huê Lâm, Nam Phổ
Đà..., có nơi lại đặt tượng Phật trong tủ kính như Vạn Phật, Pháp Hội (Xem hình 3.45)...
Gần như không có sự nhất quán trong chất liệu trang trí.
107