Page 120 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 120
3.2.1.1. Truyền tlìống vãn hoá trọng tình
Như phần 2.1.1.3, chương 2 đã trình bày, xuất phát từ nền văn minh lúa nước, một
trật tự logic, ngày càng được mặc nhiên củng cố trong tâm thức và hành động của mỗi
người Việt và trở thành biểu trưng cho văn hóa Việt Nam, đó là nền tàng văn hóa
“trọng tình - thuận lý ( S ỷhÍ P S )” có từ bao đời và tiếp tục truyền thừa cho đến ngày
nay. Theo dòng văn hóa này chúng ta dễ nhận ra các biểu hiện vãn hóa kiến trúc qua
hai khuynh hướng:
- Khuynh hướng thứ nhất: Biểu hiện tính chất “dộng”. Trong kiến trúc có thổ nhặn
biết qua: Khối lồi, màu nóng, thế trực (thẳng dứng), không gian sáng, hình tròn, nét
cong, số lẻ (ba gian, năm gian...).
- Khuynh hướng thứ hai: Biểu hiện tính chất “tĩnh”. Trong kiến trúc có thể nhận biết
qua: Khối lõm, màu lạnh, thế hoành( nằm ngang), không gian tối, hình vuông, nét thẳng,
số chẵn (hai gian, bốn gian...).
Tính chất trọng tình (âm - tĩnh) - thuận lý (dương - động) biểu hiện qua kiến trúc Việt
Nam từ giữa thế kỷ XIX trở về trước thường nghiêng vể khuynh hướng thứ hai nhiều
hơn. Qua kiến trúc đình, chùa Nam Bó đã minh chứng cho nhận định này: Mặt cắt tổng
thể khối kiến trúc đình, chùa thường mang “bóng dáng” hình chữ nhật “nằm” (Trừ một
vài kiến trúc mới xuất hiện sau năm 1954 như chùa Ân Quang, chùa Thiện Hòa...), kiến
trúc thường sử dụng nhiều khối lõm, cụ thể qua kiến trúc hành lang (che nắng, thông
thoáng, tránh mưa...), hoặc mặt bằng hình vuông (nhà “bánh ít”), không gian nội thất
thường tối... Đây là các cấu trúc văn hóa kiến trúc mang tính truyển thống cơ bản, là tác
nhân chính tạo nên sự “gần gũi” giữa công trình với người Việt Nam, bời lẽ, chính nhà ở
của họ cũng xây dựng theo khuynh hướng thứ hai. Chỉ sau này, khi tiếp cận và giao lưu
“hỗn dung” hay “tiếp biến” với văn hóa phương Tây, dã và đang xuất hiện nhiều kiến
trúc mang khuynh hướng thứ nhất, đãy là xu thế thời dại tiến bộ phù hợp với cuộc sống
sôi động, duy lý của xã hội ngày nay. Tuy nhiên lối sống “trọng tình” vẫn là cơ sở của
bản sắc văn hóa Việt Nam. Chừng nào cơ sờ ấy còn thì kiến trúc, nhất là kiến trúc đình,
chùa và kiến trúc mang đặc trưng văn hóa Việt, vẫn có thể được thiết kế xây dựng theo
khuynh hướng “trọng tình” nêu trên.
Đặc điểm văn hóa trọng tình truyền thống này, vể cơ bản, vẫn có thể ứng dụng dối
với các kiến trúc xây mới hiện nay, nhất là kiến trúc cần mang dấu ấn văn hóa truyền
thống Việt Nam. Cụ thể hơn: Kiến trúc mang khối dáng hình chữ nhật nằm hoặc tương
tự, sử dụng nhiểu khối lõm, bố cục chung với nhiểu nét thẳng ngang (nét hoành), màu
sắc lạnh v.v... là những gợi ý cho khuynh hướng kiến trúc trọng tình mang tính chất tĩnh,
đĩ nhiên đặc tính linh hoạt cùa văn hóa trọng tình sẽ cho phép chúng ta biến chuyển, sửa
đổi trong mọi tình huống cụ thể.
Mọi sự vật hiện tượng đều có khả nãng biến chuyển theo thời gian, nhưng các nội
hàm mang tính truyền thống thường ổn định, rất ít biến đổi... Mọi biểu hiện lịch sử
121