Page 122 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 122
tâm khu cư trú và “trong lòng” thôn xóm (Xem hình 3.2). Mối quan hệ liên kiến trúc
đình chính là liên hệ với xu thế kiến trúc chung của thôn xóm ấy.
Ngược lại, chùa (xưa) ngoài chức năng thờ Phật còn là nơi tịnh tu của tăng chúng, do
đó vị trí thường không gần trung tâm khu cư trú và nằm ngoài thôn xóm, nơi chốn làm
sơn (rừng núi) (Xem hình 3.1). Mối quan hệ liên kiến trúc chùa, chính là liên hệ với
cảnh trí tự nhiên xung quanh hiện có lúc bấy giờ.
- Về bỏ' cục không gian, xuất phát từ vị trí xây dựng và không gian láng giềng như
trên, dễ nhận ra rằng:
Bố cục tổng thể kiến trúc đình thường không trải rộng trên mặt bằng, tương tự bố cục
chung của nhà dân “láng giểng”. Ngược lại, bố cục tổng thể kiến trúc chùa, ngoài còng
(rình thờ phụng chính tương tự đình, còn có nhiều công trình phụ khác trải rộng trên mặt
bàng tương tự như sự “phóng khoáng” của tự nhiên xung quanh.
Một biểu hiện khác, vườn của đình thường nhỏ hẹp đù tạo nên không gian xanh của
đặc thù kiến trúc nhiệt đới, tương tự các khu nhà vườn lân cận. Khác với đình, vườn chùa
rất rộng thường kết hợp tao nhã với kiến trúc chùa tạo thành những danh thắng và tự hào
là chổn tòng lâm (nương theo rừng).
- Trong mối liên hệ hệ giữa bao cảnh và kiến trúc đình, chùa xưa, có thể nhận định
rằng: Kiến trúc chùa tại Nam Bộ là một bộ phận của phong cành (Xem hình 3.65, 3.66),
góp phẩn tạo nên giá trị thẩm mỹ cho phong cảnh; ngược lại, bao cảnh là bộ phận của
kiến trúc đình (Xem hình 3.64), nó góp phần tòn thêm vẻ đẹp đình làng.
Hình 3.64: Cây xanh và thiên nhiên làm lăng Hình 3.65: Kiến trúc Chùa hòa hợp
ve’đẹp cho kiến trúc Đình. [Nguốn: TGỊ với tự nhiên. [Nguồn: TG]
Hình 3.66: Kiến trúc Chùa
tạo sinh động cho cảnh ,
là một bộ phận của cành.
[Nguồn: TGJ.
123