Page 126 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 126
tiếp vào nhà), vừa, vô hình chung, mang tính thẩm mỹ đặc thù (tạo khối “lõm” trong
hình thức vãn hóa trọng tình). Hiên cùa kiến trúc đình, chùa Nam Bộ khá rộng (Xem
hình 3.73), dôi khi nó được mờ rất rộng, bao quanh công trình tạo thành lối “thông
hành”. Thõng hành trong kiến trúc chùa Nam Bộ còn được sử dụng cho nghi thức “thiền
hành” trong tu trì (gẩn giống hình thức chạy dàn Bắc Bô). Đó là sự kế thừa lịch sử mang
tính đặc thù văn hoá Việt Nam và phản ánh văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của
vùng vãn hoá Nam Bộ. Hình thức hiên vãn còn sử dụng rất phổ biến trong kiến trúc dân
dụng, nhất là kiến trúc đình, chùa Nam Bộ cho đến ngày nay.
Hình 3.73: Hiên chùa (thông hành) - chùa Huê Nghiêm. ¡Nguồn: TG]
e) Cấu lạo và vật liệu mái
Đối với vùng khí hậu “lắm mưa, nhiều nắng” như nước Việt Nam, khi nhiệt độ tác
dộng lên bề mặt kiến trúc thường hay đột biến (đang nắng nóng đột ngột lạnh do mưa và
ngược lại), khí hậu ấy hoàn toàn khồng thích hợp với vật liệu “dòn” có bề mặt rộng tiếp
xúc trực tiếp với nắng mưa. Nhận thức được điểu này, người Việt Nam, từ lâu đã chọn
vật liệu lợp mái có diện tích nhỏ và có thể co giãn linh hoạt, bên cạnh vật liệu thiên
nhiên ít bền như tranh, rơm, lá cọ, vò cây, lấ dừa nước, v.v..., “ngói” là một vật liệu nhân
tạo rất phổ biến, phù hợp hoàn toàn với đặc thù khí hậu nêu trên tại Việt Nam, đặc biệt
là nguyên liệu chính chế tạo ngói hẩu như có khắp mọi nơi. Các công trình kiến trúc dân
dụng xưa đều sử dụng ngói làm vật liệu lợp mái. Đối với vùng Nam Bộ, yếu tố “lắm
mưa, nhiều nắng” càng rõ rệl hơn, do vậy, trong các công trình quan trọng như kiến trúc
dinh và chùa, người Nam Bộ đã kế thừa lịch sử trong việc chọn lựa vật liệu ngói để lợp
mái. Tuy nhiên, hình thức ngói đã được biến cách cho phù hợp với đặc tính địa phương;
ngói “máng xối” thoát nước nhanh, ngói “tây” chống nóng tốt, ngói “vẩy cá” dễ uốn
lượn v.v... mang đặc thù vùng vãn hoá Nam Bộ, đã xuất hiện trong hẩu hết kiến trúc
đình, chùa.
127