Page 129 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 129
cấu trúc kèo liên kết khớp dưới hình thức “mộng mẹo” vẫn còn phổ biến trong kiến trúc
Việt Nam (mang tính tổng hợp, tương đối của vãn hoá trọng tình) (Xem hình 3.79, 3.80,
3.81). Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ cũng đã kế thừa lịch sử trong phương cách cấu trúc
gỗ nẻu trên qua sự sáng tạo, linh hoạt cho bộ khung sườn gỗ của họ. Tuy nhiên hình thức
thể hiện đã được biến cách, hình thức “xà, kẻ, bẩy, rường” trong kiến trúc đinh, chùa
Bắc Bộ được thay bằng hình thức “gác kèo, đâm trinh, kẻ chuyền” tại Nam Bộ, nhưng
vẫn sử dụng “mộng” trong kết cấu (Xem hình 3.82, 3.83). Mặt khác, kết cấu tường gạch,
bó nền, sàn gỗ trong phương cách cổ điển cũng như cách tân sau này, người Việt tại
Nam Bộ cũng đã kế thừa khá tốt, mặc dù đã cải tiến trong một chừng mực cần thiết cho
phù hợp với các loại hình vật liệu xây dựng mới sau này. Khi tích hợp văn hóa với
phương Tây từ đẩu thế kỷ XX, phương thức kết cấu bê-tông cốt thép đã được sử dụng tại
Nam Bỏ. Tuy vậy, phương thức kết cấu gỗ truyền thống vẫn song song tồn tại cho đến
hôm nay.
Hình 3.79: Kết cấu khung sườn gỗ đình chùa Bắc Bộ. [Nguồn : TG]
Hình 3.80: Kết cấu gổ Trung Bộ. Hình 3.81: Kết cấu gỗ Nam Bộ.
[Nguồn: TG] [Nguồn: TG]
130