Page 139 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 139

Muniransyarama  (Cần  Thơ);  chùa  Kleang,  Seraytecomahatup (Chùa  Dơi)  (Sóc  Trăng);
            chùa  Munivongsa  (Cà  Mau)...  Tích  hợp  một  sô' đặc  tính  trong  kiến  trúc  chùa  Kh’mer
            Nam  Bộ, người  Việt đã chọn  lọc  và nâng  cao chúng  thành  những kiểu  thức  và phương
            Ihức xây dựng cho đình, chùa Việt ờ Nam Bộ (Xem hình 3.103). Có thể tóm gọn sự tích
            hợp ấy như sau:
              + Khuôn viên đình chùa Nam Bộ thường rộng rãi giống như đình chùa truyền thống,
            đa phần trồng cây ăn trái, trong khi đa số vuờn đình, chùa truyền thống Việt Nam trước
            đây, chủ yếu, thường trổng cây lưu niên  tạo bóng mát và tạo cảnh  u tịch cho chốn tòng
            lâm,  ít  có  cầy  ăn  trái  (đặc điểm  này  vừa  tích  hợp kiến  trúc  Kh’mer,  vừa  nâng  cao  đặc
            tính  truyền  thống).  Ngoài  cây  ăn  trái,  khuôn  viên  vườn  đình, chùa  Nam  Bộ  thường  có
            nhiều hoa kiểng “miệt vườn” tạo nên cảnh trí hữu tình mang sắc thái riêng Nam Bộ.















             Hình 3.103: Rắn Naga 7 đáu cùa Kh'mer  Hình 3.104: Cột cờ.  Hình 3.105: KT.Việt-
              trang trí tại chùa Táy An. [Nguồn: TG]  [Nguốn:TGJ   La-Hy. [Nguổn: TG]
              + Trong tổng thể kiến trúc đình, chùa Nam Bộ,  so sánh mối tương quan với tổng thể
            chùa Kh’mer, có Ihể thấy: Tháp cổng cẫu kỳ, đồ sộ được đơn giản hơn thành cổng “nhất
            quan” hay “tam quan” với dáng vẻ thanh thoát mang tính cách truyền thống. Cột phướn
            biến  thành  cột cờ (Xem  hình  3.104)  trước  chùa  hoặc  đình,  tạo  điểm  cao  đột  biến  cần
            thiết nhấn mạnh tổng thể. Đây là nét đặc thù đối với đình, chùa Nam Bộ, nhất là mảng
            chùa, so với truyền thống.  Bời  lẽ,  hầu hết chùa và kể cả đình  Nam Bô không  xây  dựng
            các tháp cao như các  tháp Hòa Phong,  Phổ Minh, Bình Sơn,  Báo Nghiêm,...  (Do địa cơ
            không cho phép trong buổi đầu kiến tạo và kỹ thuật xây dựng còn non kém) làm  điểm
            nhấn trong không gian như Bắc Bộ. Cột phướn hay cột cờ, trong lúc này, là cách thay thế
            đơn giản  và tốt nhất.  Mãi  sau  này khi tiếp cận với kỹ  thuật  xây dựng tiên tiến phương
            Tây, khoa học xử lý móng trên nền dất yếu đã cho phép xây dựng các tháp cao, nhưng
            không nhiều như:  Tháp chuông chùa Xá Lợi, tháp Tổ chùa Vĩnh  Nghiêm,  tháp cốt  Huệ
            Nghiêm...  Mặt khác, chính điên  và  trai  dường chùa  Việt được bô' trí “bát dẩnv  nối  tiếp
            nhau không nằm riêng lẻ, tuy nhiên trai đường hay nhà túc vẫn là nếp nhà rộng rãi  như
            nhà Sala của chùa Kh’mer (khác vói dinh chùa Bắc và Trung Bộ).

            140
   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144