Page 140 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 140

-   Với  vãn  hóa Chãm-Islam:  Tuy  Chăm-Islam  (phân  biệt  với  Chăm-Bà  La  Môn  giáo
           vùng Nam Trung Bộ) là một trong các dân tộc cơ bản hình thành dân cư Nam Bô, nhưng
           tập trung cư trú, chủ yếu, ờ Châu Đốc - An Giang khoảng gần hai vạn người. Một vài nơi
           khác  như Tày  Ninh,  Đồng  Nai,  Ihành  phố  Hồ  Chí  Minh  cũng  có  người  Chăm  di  trú,
           nhưng  không nhiều, đa  sô' làm  nghề buôn  bán  nhỏ (thương nghiệp).  Họ có quan hệ lẫn
           nhau  chặt chẽ  và thường  xuyên, mang  tính khép kín.  Chính vì  vậy,  ảnh hưởng văn  hóa
           cùa họ đối  với  người  Việt không nhiểu, nhất là đối với đại đa sô' nhân dân nông nghiệp
           tại đồng bằng sông cừu Long, về tôn giáo, hẩu hết người Chăm-Cháu Đốc đều theo Đạo
           Hồi  và sinh hoạt  theo tập tục  Hồi  Giáo.  Phần  lớn họ  là những tiểu thương  nghèo, kiến
           trúc dân gian ít có gì đặc sắc, duy chỉ có các Thánh Đường Islam hoặc ngôi nhà làng cùa
           bô  lão  “Sang  Palay”  là  có  giá  trị  hơn  cả.  Trong  phạm  vi  cuốn  sách  này,  tác  giả  chỉ
           nghiên cứu ảnh hường hình thức của kiến trúc Thánh Đường Hồi Giáo đối với kiến trúc
           đình, chùa trong giao lưu văn hóa, không đi sâu vào nghiên cứu nội dung kiến trúc Đạo
           Hồi. Đặc trưng kiến trúc cơ bản lớn nhất trong việc tích hợp kiến trúc Chăm đối với kiến
           trúc chùa người  Việt (không có đình),  chính là đơn giản hóa kiểu mái “vòm cung tròn”
           (còn  gọi  là  mái  “cù  hành”),  tạo  thành  điểm  nhấn đặc  biệt  trên  tổng  thể kiến  trúc  mặt
           đứng.  Kiểu  kiến  trúc  này có  thể thấy  trong  kiến  trúc Chùa Tây  An  (Xem  hình  3.107),
           chùa Phi Lai-Ba Chúc tại Châu Đốc. Kiểu trang trí cửa vòm cung tròn cũng dược kết hợp
           với  kiến  trúc  Kh’mer,  tạo  thành  chi  tiết  kiến  trúc  cửa  lạ  lẫm,  đặc  sắc  mang  sắc  thái
           “Châu  Đốc”  của cả  ba  tộc  người  Việt-Kh’mer-Chãm  (Xem  hình  3.106).  Hạn  hữu,  cột
           xoắn ốc  và tượng thần  phục sức theo kiểu  La-Hy,  trong các Thánh Đường Islam,  cũng
           được tiếp biến trong chùa người Việt tại Châu Đốc - Nam Bộ (Xem hình 3.109).















            Hình 3.106: Kiên trúc Việt-Kh'mer-Chăm.   Hình 3.107: Vòm củ hành trên nóc
                      [Nguồn: TG]               chùa Tây An. [Nguổn: TG]

             3.2.2A. Tích hợp văn hóa truyền thống với văn hóa phương Táy
             Vừa đặt chán lén mảnh đất Nam Bộ không bao lâu, các thiết chế văn hóa xã hội chưa
           kịp  ổn  định,  người  Việt  Nam  Bộ đã  phải  bị  cưỡng  bức giao  lưu  vãn  hóa  với  các  nuớc
           phương  Tây.  Trong  hoàn  cảnh  được  coi  là “quá  độ” về  văn  hóa  ấy,  khi  mà  người  dân
                                                                      141
   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145