Page 12 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 12

Sản  xuất  viên  nén,  nếu  nén  càng  mạnh,  viên  nén  sẽ  càng làm  khó  khăn  cho  sự  tan
          vỡ  và  hòa  tan,  tác  dụng  điều  trị  sẽ  tới  chậm.
              1.3.  Bảo  quản  thuốc:

              -  Thuốc  bột  cần  sấy  khô  bằng  chất  hút  ẩm  mạnh,  gắn  nút  chặt  vào  chai,  hết  sức
           tránh  đóng  gói  lẻ  và  cấp  phát  càng  nhanh  càng  tốt;

              -  Thuốc  viên  cần  nút  chặt  vào  chai,  đóng  gói  lẻ  dùng  cho  một  đợt  điều  trị,  tránh
           ánh  sáng,  độ  ẩm,  độ  nóng.
              -  Thuôc  tiêm  phải  bảo  quản  đúng  chế  độ;  vacxin,  huyết  thanh  phải  bảo  quản  lạnh;
           đa  sô  thuốc  tiêm  phải  giữ  chỗ  mát.
               1.4.  Thời  hạn  bảo  quản  và  bảo  hành:

              -  Trong bảo  quản,  việc  theo  dõi  hạn  dùng và  thời  gian  bảo  hành  của  chế phẩm  đóng
           vai  trò  hết  sức  quan  trọng.  Người  thầy  thuốc  cần  dự  trữ  cho  chính  xác  đế  luôn  dùng
           thuốc  còn  thời  hạn  sử  dụng.

              -  Về  bảo  quản,  thì  độ  ẩm  quá  cao,  độ  nóng  quá  lớn,  nâm  mốc,  sâu  bọ,  chuột...  là
           những  kẻ  thù  mà  ta  phải  tìm  mọi  biện  pháp  để  loại  trừ  chúng.
              2.  về  phía  người  bệnh.
              2.1.  Tuổi:

               a)    Trẻ  em;  "Trẻ  em  không  phải  là  người  lớn  thu  nhỏ  lại"  vì  ở  chúng  có  nhiều  đặc
           điểm  mà  khi  dùng  thuôc  cần  lưu  ý.  ớ   đây,  nhấn  mạnh  đến  trẻ  sơ  sinh,  nhất  là  sơ  sinh
           thiếu  tháng.

               -  Hấp  thu:  Khi  mới  ra  đời,  trong  24  giờ  đầu,  trẻ  thiếu  acid  dịch  vỊ  cho  đến  ngày  thứ
           10.  Độ  acid  của  dạ  dày  chỉ  đạt  giá  trị  của  người  lớn  khi  trẻ  đã  20  -  30  tháng  tuổi  đời.

              Thời  gian  tháo  sạch  của  dạ  dày  kéo  dài,  và  không  đều,  chỉ  đạt  tiêu  chuẩn  của  người
           lớn  sau  6  -  8  tháng.  Nhu  động  ruột  thâ't  thường,  niêm  mạc  ruột  chưa  trưởng thành,  chức
           năng  mật  chưa  phát  triển  đủ.  Vì  những  lẽ  trên  nên  hấp  thu  thuốc  qua  ống  tiêu  hóa  trẻ
           sơ  sinh  rất  thất  thường:  Tăng  hấp  thu  penicilin,  ampicilin,  erythromycin...,  nhưng  làm
           chậm  hấp  thu  paracetamol,  rifampicin...
               Hấp  thu  qua  đường  trực  tràng  rất  tốt,  ví  dụ  đặt  thuốc  đạn  chứa  diazepam  đạt  nồng
           độ  trong  máu  của  trẻ  sơ  sinh  ngang  với  tiêm  tĩnh  mạch.

               Lưu  lượng máu  ở  cơ vân  khi  mới  sinh còn  kém,  co  bóp  cơ vân  kém,  lượng nước  nhiều
           trong  khối  lượng  cơ  vân,  sự  co  mạch  phản  xạ  nhanh,  do  đó  nhiều  thuôc  khi  tiêm   bắp
           cho  trẻ  sẽ  hấp  thu  chậm  và  thất  thường  (như gentamicn,  diazepam...)

               Cần  chú  ý  khi  bôi  thuôc  ngoài  da  trẻ  sơ  sinh:  Lớp  sừng  mỏng,  da  nhiều  nước,  nên
           dễ  bị  kích  ứng,  dễ  hấp  thu  thuốc  để  gây  độc  toàn  thân,  như  khi  xoa  bóp  ngoài  da  cho
           trẻ  băng  rượu  ethylic,  bôi  acid  salicylic,  long  não,  iod,  neomycin,  xanh  methylen,  thuôc
           đỏ,  DDT,  lindan  (666),  Wofatox  ...  Nhỏ  vào  niêm  mạc  mũi  cũng  phải  cẩn  thận,  như nhỏ
           mũi  tinh  dầu,  naphazolin,  hơi  amonicac  có  thế’  gây  tử  vong  do  làm  tăng  phản  xạ  gây
           ngừng  tim,  ngừng  thở.


           12
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17