Page 10 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 10

ĐÁNH  GIÁ


               1.  Quan  niệm  về  dùng  thuôc  thế  nào  cho  đúng?
               2.  Đặc  điểm  của  hấp  thụ  thuôc:  Qua  dạ  dày,  ruột  non,  ruột  già.
               3.  Những  điều  cần  biết  về  đặt  thuôc  qua  trực  tràng.
               4.  Phân  biệt  lợi  hại  giữa:  Tiêm  dưới  da,  tiêm  bắp,  tiêm  tĩnh  mạch.

               5.  Ý  nghĩa  của  gắn  thuôc  vào  protein  -  huyết  tương.
               6.  Ý  nghĩa  của  phân  phôi  thuôc  qua  rau  thai.  Nêu  một  số  ví  dụ  về  thuôc  cấm  mẹ
           dùng  khi  có  thai.
               7.  Ý  nghĩa  của  chuyển  hóa  thuốc  qua  gan.
               8.  Ý  nghĩa  của  thải  trừ  thuốc  qua  thận.  Nêu  một  sô”  ví  dụ  về  thuốc  cấm  dùng  khi
           suy  thận.

               9.  Nêu  một  số  ví  dụ  về  thuốc  cấm  dùng  hoặc  phải  theo  dõi  cẩn  thận  ở  người  mẹ
           trong  thời  kỳ  cho  bú.



                              III.  CÁC  CÁCH  TÁC  DỤNG  CỦA  THƯỐC

               1.  Tác  dụng  tại  chỗ  và  toàn  thân.
               Tác  dụng  tại  chỗ,  như thuốc  sát  khuẩn  bôi  trên  vết  thương,  thuốc  làm  săn  da  (như
           bôi  tanin).
               Tác  dụng  toàn  thân,  như  sau  khi  tiêm  dưới  da  morphin,  thuốc  vào  máu,  rồi  có  tác
           dụng  giảm  đau,  ức  chê  hô  hấp.

               Cần chú ý  khi  dùng thuôc tại  chỗ:  Nếu dùng nhiều,  ở  diện rộng và  nếu da tổn thương
           (bỏng,  chàm,  vết  thương  diện  rộng,  da  vẩy  nến...),  thì  có  thể  xảy  ra  tác  dụng  toàn  thân
           và  gây  độc,  ví  dụ  rượu  ethylic  lúc  thường  hấp  thu  kém  ở  da  nguyên  vẹn,  nhưng  có  thể
           tăng  hấp  thu  lên  hàng  trăm   lần  khi  da  tổn  thương.  Thuôc  mỡ  lidan  (666)  bôi  diện  rộng
           sẽ  gây  ngộ  độc.  Gội  đầu  trừ  chấy  băng  chất  diệt  côn  trìmg  (như  Wofatox)  có  thể  làm
           chết  người.
               2.  Tác  dụng  chính  và  phụ.

               Aspirin,  indomethacin  dùng chữa thấp  khớp  (tác  dụng chính),  nhưng có  tác  dụng phụ
           là  gây  tổn  thương  niêm  mạc  dạ  dày  -  tá  tràng.  Gentamicin,  streptomycin  là  kháng  sinh
           diệt  khuẩn  (tác  dụng  chính),  nhưng  có  thể  có  tác  dụng  phụ  là  gây  điếc  và  suy  thận.

               Trong  điều  trị,  cần  tìm  cách  giữ  tác  dụng  chính  (là  điều  cố  đạt  được)  và  giảm  tác
           dụng  phụ  (là  điều  không  mong  muốn):  Ví  dụ  trong  viêm  loét  dạ  dày  -  tá  tràng,  dùng
           hydroxyd  nhôm  cùng  hydroxyd  megnesi,  cả  hai  thuôc  này  đều  là  thuôc  bọc  chông  toan
           ở  dạ  dày  (tác  dụng  chính),  nhưng  hydroxyd  nhôm  gây  táo  bón,  ta  "sửa"  tác  dụng  phụ
           này  bằng  hydroxyd  magnesi  nhuận  tràng.
               Cần  luôn  nhớ  là  thuốc  nào  cũng  có  những  tác  dụng  không  mong  muôn  (học  viên  sẽ
           học  tiếp  ở  các  bài  sau).


           10
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15