Page 7 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 7
bón..., cũng dùng đế đạt tác dụng toàn thân, như đặt viên đạn chứa thuốc ngủ, thuốc hạ
sốt giảm dau...
Với thuôc khó uống, mùi vị khó chịu hoặc khi không uô'ng được (như hôn mê, co thắt
thực quản, nôn, tắc ruột....) thì đặt thuôc vào trực tràng rất tô't, nhất là cho trẻ em. cần
chú ý ở trẻ em, đặt thuôc dễ gây ngộ độc, vì chóng đạt nồng độ cao trong máu, cũng
cần tránh dùng nhầm thuôc đạn của người lớn mà lại dùng cho trẻ em.
1.5. Đường dưới da: Tiêm dưới da, thuôc qua mô liên kết, thâm qua nội mô mao
mạch và đạt tác dụng toàn thân. Có thể làm tăng tác dụng thuốc, nếu tiêm dưới da kết
hợp với thuôc co mạch, ví dụ kéo dài tác dụng gây tê của procain (novocain) bằng cách
trộn với adrenalin (làm co mạch tại'chỗ); hoặc làm giảm tính tan trong nước của thuôc,
ví dụ phức hợp penicilin - procain không tan khi tiêm dưới da, phức hợp này sẽ hấp thu
chậm và penicilin được phân tán dần dần vào cơ thể.
1.6. Qua cơ (tiêm bắp thịt): Tuần hoàn máu trong cơ vân được đặc biệt phát triển.
Khi cơ hoạt động, lòng mao mạch giãn rộng, khiến diện tích trao đổi và lưu thông máu
lúc ấy tăng lên hàng trăm lần để đáp ứng như cầu cần cho hoạt động chức năng của cơ;
vì vậy thuôc hấp thu qua cơ nhanh hơn khi tiêm dưới da.
Cơ ít sợi cảm giác hơn ở dưới da, nên tiêm bắp ít đau hơn tiêm dưới da, dùng cho
dung dịch nước, 4ung dịch dầu. Tuyệt đôl không tiêm bắp những chất gây hoại tử như
calci clorid, ouabain. cần lưu ý khi tiêm bắp có thể chọc phải tĩnh mạch, nhất là khi
tiêm dung dịch dầu.
1.7. Qua đường tĩnh mạch: Qua tĩnh mạch, thuốc hấp thu nhanh, hoàn toàn, tác
dụng nhanh (sau khi tiêm 15 giây), liều dùng chính xác, kiểm soát được, vì có thể ngừng
tiêm ngay nếu người bệnh có phản ứng bất thường. Còn có thể tiêm tĩnh mạch những
chất không dùng dược bằng đường khác (như các chất thay thế huyết tương) hoặc chất
gây hoại tử khi tiêm bắp.
■ Cấm không tiêm tĩnh mạch dung môi dầu, vì sẽ gây tắc mạch phổi, cũng cấm tiêm
chất làm tan máu hoặc độc với cơ tim. Tiêm tĩnh mạch quá nhanh có thể gây rối loạn
tim và hô hấp, giảm huyết áp, trụy tim mạch do nồng độ tức thời quá cao của thuôc ở
cơ tim, phổi, động mạch.
2. Phân phôd thuốc.
2.1. Gắn thuốc vào protein ■ huyết tương: Sau khi hấp thu, thuôc vào máu, nhiều
thuôc lúc đó gắn được vào protein - huyết tương. Ý nghĩa là:
Khi còn đang gắn vào protein - huyết tương, thì thuôc chưa có tác dụng; chỉ dạng
tự do (không gắn vào protein - huyết tương) mới có tác dụng;
- Protein - huyết tương là "tổng kho" dự trữ thuôc;
- ơ trẻ sơ sinh (nhất là trẻ thiếu tháng), khả năng gắn thuôc vào protein - huyết
tương còn kém nên trẻ dễ nhạy cảm với nhiều thuôc (như theophylin, phenylbutazon,
rifampicin, lincomycin, quinin, diazepam, erythromycin...)