Page 8 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 8

-  Khi  dự  trữ  protein  -  huyết  tương  giảm  (như  trong  những  bệnh  cấp  tính,  có
           thai,  xơ  gan,  chấn  thương,  bỏng,  suy  kiệt,  hội  chứng  thận  hư,  trẻ  sơ  sinh  thiếu  tháng,
           người  có  tuổi...),  thì  dạng  thuôc  tự  do  tăng  lên,  độc  tính  của  thuốc  tăng  theo.
               2.2.  Phân  phối  thuốc  qua  rau  thai:  Bề  m ặt  hâ"p  thu  của  rau  thai  lớn  (50  m2),
           lưu  lượng  máu  của  tuần  hoàn  rau  thai  rất  cao,  cho  nên  hầu  hết  mọi  thuôh  đều  qua
           được  rau  thai  để  vào  thai  với  tô'c  độ  nhanh  chậm  khác  nhau.

               Trong  12  tuần  đầu  (qúy  I)  của  thời  kỳ  có  thai,  mẹ  dùng  một  số  thuốc  có  thế
           làm  cho  phôi  ngộ  độc  hoặc  gây  quái  thai.  Trong  những  tháng  sau  của  tuổi  thai,  hiện
           tượng  gây  quái  thai  giảm  đi,  nhưng  nhiều  thuôc  vẫn  độc  với  thai.  Đến  khi  sinh  đẻ,
           rau  thai  biến  chất,  để  lọt  nhiều  chất  thấm   ồ  ạt,  trong  khi  đó  thai  chưa  đủ  khả  nàng
           chuyển  hóa  và  thải  thuốc;  chính  lúc  trở  dạ  mà  dùng  thuôc  cho  mẹ  rất  có  thế  gây
           độc  cho  trẻ  sơ  sinh,  làm  rôi  loạn  cơ  thể  trẻ  nhiều  giờ,  nhiều  ngày  sau  khi  ra  đời,
           ví  dụ  sau  khi  mẹ  dùng  thuốc  mê,  chế  phẩm  thuôh  phiện,  diazepam  (Seduxen),  cloram-
           phenicol,  sulíamid,  aspirin,  reserpin.

               *  Một  số   thuốc  cấm   dùng  cho  mẹ  khi  có  thai:

               Bactrim  (Co  -  trimoxazol;  Biseptol),  phenytoin,  cloramphenicol,  rượu  ethylic,  các
           hormon,  kali  oidid,  dẫn  xuất  chứa  iod,  mebendazol  (Vermox),  nietronidazol  (Plagyl),
           quinin,  quinidin,  sultamid,  tetracyclin,  thuôc  lợi  niệu  loại  thải  kali,  thuôc  lá,  thuốc
           lào,  thuôh  chông  thụ  thai,  íurosemid  (Lasix),  thuôc  chông đái  tháo  đường,  streptomycin,
           gentamicin,  thuôc  chông  sô’t  rét,  thuôc  chông  ung  thư  và  ức  chế  miễn  dịch,  nhiều
           thuôc  chông  nôn...

               *  Một  sô  thuốc  cần  dùng  thận  trọng  khi  có  thai:

               Aldomet,  diazepam,  thuôc  lợi  tiểu,  dẫn  xuất  của  thuốc  phiện,  theophylin,  thuôc
           nhuận  tràng  mạnh,  phenobarbital  (luminal),  rifampicin...

               Tóm  lại,  tô't  nhất  là  không  dùng  thuôc  trong  khi  có  thai,  trừ  khi  th ật  cần.
               2.3.  Tích  lũy  thuốc:
               Khi  được  phân  phối,  thuốc  có  thể  "nằm  lỳ"  ở  một  bộ  phận  dặc  biệt  của  cơ  thể.
           Thạch  tín,  chì  và  những  kim  loại  nặng  khác  nằm  ở  sừng,  lông  tóc.  Chì  gắn  mạnh  vào
           xương,  da.  Tetracyclin  gắn  nhiều  vào  sụn,  răng  trẻ  em.  Cloroquin  tích  lũy  ở  mắt,  tai,
           da,  tóc.  Griseofulvin  tích  lũy  lâu  ở  lớp  sừng  dưới  da  và  uống  dể  chông  nấm  ngoài  da....
               3.  Chuyển  hóa  thuốc.

               Có  thuôc  vào  cơ  thể  rồi  thải  nguyên  vẹn,  không  qua  chuyển  hóa.  Có  thuôc  khi
           uô'ng  bị  trung  hòa  ngay  ở  dịch  vị.  Nhưng  nhiều  thuôc,  sau  khi  hâ'p  thu,  phải  được
           chuyển  hóa  rồi  mới  thải  được  khỏi  cơ  thể.  Thông  thường  qua  chuyển  hóa,  thuôc  sẽ
           mất  tác  dụng  và  hết  độc.  Gan  giữ  vai  trò  quan  trọng  nhất  trong  chuyển  hóa  thuôc,
           cho  nên  với  người  có  gan  bệnh  lý,  cần  dùng  với  liều  lượng  thuôc  thận  trọng.
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13